Hôm nay 4/9, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đă khai mạc tại TP Hàng Châu - Trung Quốc G20. G20 có chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể”. Đọc diễn văn khai mạc, ông Tập Cận B́nh đă nhấn mạnh đến sự cần thiết bảo đảm tăng trưởng kinh tế đối với G20.
Đưa G20 thành đầu tàu
Cũng trong diễn văn này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh Ông nhận định kinh tế thế giới đang hồi phục nhưng đối mặt nhiều thách thức về tài chính, thương mại và đầu tư.
Ngoài ra, ông Tập hy vọng hội nghị có thể đưa G20 trở thành đầu tàu, phá vỡ những khó khăn và thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt để chuyển hướng sang tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đồng đều.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (trái) phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 4-9 Ảnh: REUTERS
Chủ tịch Trung Quốc cũng thúc giục các nhà lănh đạo G20 đưa ra những biện pháp cứu chữa để thúc đẩy kinh tế thế giới tiến lên trên con đường tăng trưởng mạnh, bền vững, cân đối và toàn diện. Ông Tập cho rằng nhóm G20 cần phải nắm giữ vai tṛ lănh đạo trong những vấn đề lớn, đồng thời t́m ra phương hướng và cách giải quyết cho kinh tế thế giới với một tầm nh́n chiến lược.
Nhân dịp này, ông Tập đă đưa ra 5 đề xuất để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đáng chú ư, G20 cần tăng cường điều phối trong những chính sách kinh tế vĩ mô, cùng thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm sự ổn định tài chính. Ngoài ra, G20 cần xây dựng một nền kinh tế thế giới mở trong lúc tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại - đầu tư.
Cơ hội tạo đà phục hồi kinh tế
Hội nghị G20 lần này thu hút sự chú ư đặc biệt của cộng đồng quốc tế bởi đây được xem là cơ hội tạo đà phục hồi cho nền kinh tế toàn cầu đang chật vật sau khủng hoảng tài chính, đồng thời tái định h́nh nền kinh tế thế giới. “Cộng đồng quốc tế kỳ vọng cao độ vào nhóm G20 tại hội nghị ở Hàng Châu trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt nhiều nguy cơ và thách thức” - ông Tập nhấn mạnh.
Ngay trước thềm hội nghị, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo họ có thể sẽ lại giảm dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay. Trước đó, sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit), IMF đă giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong 2 năm 2016, 2017 xuống c̣n 3,1% và 3,4%. Tổ chức Thương mại thế giới cũng dự báo thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,8% năm nay - năm thứ 5 liên tiếp tỉ lệ này ở dưới mức 3%.
Để Hội nghị G20 năm nay đạt kết quả thực chất, Chủ tịch Trung Quốc thúc giục các nhà lănh đạo tránh những “cuộc thảo luận trống rỗng” trong quá tŕnh t́m giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các vấn đề lớn được tập trung thảo luận ở hội nghị này gồm: phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, G20 c̣n bàn luận về vấn đề thuế của các công ty đa quốc gia và Brexit.
Có mặt tại hội nghị, theo đài BBC, Thủ tướng Anh Theresa May đă đối mặt nhiều sức ép liên quan đến quan hệ thương mại giữa Anh và các nước sau khi London rời EU. Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nước này sẽ dành nhiều ưu tiên hơn cho đàm phán thương mại với các nước EU và Thái B́nh Dương, thay v́ Anh.
Trong khi đó, Nhật Bản cảnh báo về những “thay đổi mạnh mẽ” thời hậu Brexit và kêu gọi giảm thiểu tác động có hại từ bước đi này. Để trấn an các thành viên G20 khác, bà May nhấn mạnh Anh vẫn có thể thịnh vượng bên ngoài EU và trở thành “quốc gia đi đầu toàn cầu về tự do thương mại”.
Vấn đề Trung Quốc tiếp tục sản xuất thép giá rẻ đă được bàn đến nhiều trong ngày đầu tiên của hội nghị. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đề nghị Bắc Kinh phải giải quyết vấn đề thừa công suất trong các ngành công nghiệp của ḿnh. Theo ông Juncker, việc ngành công nghiệp thép châu Âu mất nhiều việc làm do thép giá rẻ Trung Quốc trong những năm gần đây là điều “không thể chấp nhận được”.
Therealtz © VietBF