Hillary Clinton và Donald Trump là hai ứng cử viên "nặng kư" có thể trở thành tổng thống Mỹ kế nhiệm TT Obama. Donald Trump có chính sách khủng bố h́nh thành từ t́nh cảm chống Hồi giáo và những hiểu lầm tai hại về nền chính trị ở Trung Đông. Theo các chuyên gia, đây chính là tất cả những ǵ mà IS mong muốn ở một tổng thống Mỹ.
Theo Foreign Policy, bất kể khi nào và bất kể nơi đâu xảy ra một cuộc tấn công khủng bố mà thủ phạm là những kẻ cực đoan Hồi giáo, tỷ phú Donald Trump cũng sẽ đều đưa ra một phản ứng mạnh mẽ tương tự như những ǵ ông đă làm sau một vụ đánh bom đẫm máu vào Lễ Phục sinh ở Pakistan. Donald Trump lặp đi lặp lại tuyên bố rằng, ông có thể giải quyết mọi vấn đề của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Trong các vụ tấn công khủng bố cuối tuần trước ở New York, New Jersey và Minnesota, khiến nhiều người bị thương, ông Donald Trump thậm chí không buồn chờ đợi để t́m hiểu kỹ chuyện ǵ đă xảy ra mà vội vàng tuyên bố trong cuộc mít tinh ủng hộ tại Colorado vào đêm 17.9 rằng: "Chúng ta tốt hơn nên cứng rắn hơn. Đó là một chuyện tồi tệ và nó đang diễn ra trong thế giới của chúng ta, đất nước của chúng ta. Chúng ta sẽ phải cứng rắn, mạnh mẽ và thận trọng".
Ngay ngày hôm sau, ứng viên tổng thống đảng Cộng ḥa tiếp tục tuyên bố trên Twitter rằng: "Dưới sự lănh đạo của Obama và Clinton (Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton), người Mỹ đang bị tấn công ở nhà nhiều hơn ở nước ngoài. Đă đến lúc phải thay đổi!".
Chỉ c̣n 7 tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ, một câu hỏi đặt ra là, liệu các cử tri sẽ chấp nhận và ủng hộ lời kêu gọi của tỷ phú Trump để trở nên "mạnh mẽ và cứng rắn" hay họ sẽ muốn yêu cầu để biết chính xác ông sẽ làm ǵ để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố. Hiện tại, nếu cử tri muốn biết chính xác và cụ thể chính sách chống khủng bố của Trump, họ sẽ thất vọng v́ không thể t́m thấy bất cứ điều ǵ.
Trên thực tế, ứng viên tổng thống đảng Cộng ḥa từng nêu ra chương tŕnh chống khủng bố toàn diện nhất là vào ngày 15.8 trong một bài phát biểu tại Youngstown, Ohio. Phần đầu bài phát biểu ông Trump dành để tấn công Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, cáo buộc họ thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, bằng việc rút quân khỏi Iraq và ném bom Libya.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính Trump lại từng ủng hộ động thái trên với một tuyên bố rằng "Tôi là người phản đối cuộc chiến tranh Iraq ngay từ đầu".
Ngoài ra, trong bài phát biểu tại Ohio, Trump cũng nhấn mạnh rằng "Chính quyền của tôi sẽ tích cực theo đuổi các hoạt động quân sự chung để hủy diệt IS, tăng cường hợp tác quốc tế để cắt đứt các nguồn tài trợ cho chúng, chia sẻ các hoạt động t́nh báo rộng răi và tiến hành chiến tranh mạng để loại bỏ, vô hiệu hóa những chương tŕnh tuyên truyền, tuyển tân binh của chúng...".
Trump thậm chí c̣n cam kết sẽ "t́m cách hợp tác chung với Nga trong cuộc chiến chống IS" và mở một "hội nghị quốc tế" để ngăn chặn sự lây lan của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Tuy nhiên, đó chính xác là tất cả những ǵ mà chính quyền tổng thống Obama đang làm hiện nay và thực tế, không đạt được hiệu quả đáng kể. Trump hoàn toàn chưa đưa ra được bất cứ điểm đột phá nào khác.
Điều đáng chú ư là, điều cốt lơi trong chính sách chống khủng bố của ứng viên đảng Cộng ḥa đó là ông Trump xem chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là kẻ thù không đội trời chung và bài trừ Hồi giáo. Tuy nhiên, sự thật là, Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến chống khủng bố nếu không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo 1,5 tỷ người trên thế giới.
Theo đó, việc ứng viên đảng Cộng ḥa thường xuyên xúc phạm Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo, khoét sâu căng thẳng giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây chính là điều mà IS, al-Qaeda và các nhóm khủng bố cực đoan khác mong muốn.
Tuy nhiên, Trump không quan tâm đến việc lấy ḷng cộng đồng Hồi giáo. Ông thậm chí cho rằng, ông có thể bảo đảm an toàn cho toàn bộ công dân Mỹ bằng cách loại bỏ tất cả những kẻ khủng bố ra khỏi đất nước và cấm cửa người nhập cư bất kể họ đến từ đâu, trong đó đặc biệt là những vùng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố.
Sau tất cả, Trump vẫn chưa đưa ra được bất cứ giải pháp nào khả thi để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tất cả những ǵ ứng viên đảng Cộng ḥa này cho thấy chỉ là thái độ bài trừ Hồi giáo một cách cực đoan được cho là chắc chắn sẽ phản tác dụng. Đây chính là lư do để IS mong Trump giành chiến thắng trong cuộc đua Nhà Trắng, trở thành tân tổng thống Mỹ, theo Matt Olsen, cựu giám đốc của Trung tâm chống khủng bố quốc gia.
Ông Matt Olsen từng cảnh báo, một phát ngôn viên của IS đă từng đăng tải lên mạng thông điệp rơ ràng rằng: "Con cầu xin thánh Allah hăy trao Mỹ cho Trump".
Trong khi đó, một kẻ ủng hộ IS khác viết: "Sự thuận lợi của Trump trên đường tới Nhà Trắng phải là ưu tiên hàng đầu dành cho các chiến binh thánh chiến".