Chiếc xe bọc thép ở Philippnes có h́nh dạng bên ngoài khá kỳ quái. Những chiếc xe được bọc một lớp...b́a hoặc gỗ bên ngoài. Được biết đây là thứ "lá chắn" hiệu quả được dùng ở Philippnes.
Xe bọc thép Philippines được... bọc thêm lớp gỗ ở bên ngoài.
Theo Popular Mechanic, các bức ảnh đăng tải trên mạng xă hội cho thấy các xe thiết giáp Philippines được gia cố bằng thùng gỗ và b́a các tông.
Quân đội Philippines hiện không sở hữu các xe tăng chiến đấu chủ lực với lớp giáp dày, bọc lưới chống tên lửa chống tăng. Do đó, các xe bọc thép hạng nhẹ như V-150, LAV 300 dễ dàng trở thành mồi ngon cho phiến quân thân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Marawi.
Nhưng liệu việc bọc thêm giáp bằng gỗ và b́a các tông có thực sự đem lại tác dụng?
Vũ khí phiến quân thân IS dùng để chống quân đội Philippines ở Marawi có cả súng chống tăng RPG-2.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mikozami, quân đội Philippines đă bắt đầu lo ngại trước những h́nh ảnh phiến quân Hồi giáo Maute sử dụng các loại vũ khí xách tay chống tăng.
Nhưng họ không thể đơn giản là ngừng sử dụng các xe bọc thép nên việc gia cố bằng thùng gỗ là giải pháp t́nh thế.
Các loại xe bọc thép Philippines được thiết kế để ngăn chặn các loại đầu đạn 7,62 mm hoặc nhỏ hơn, khó có thể chống lại được súng máy 12,7 mm, chứ chưa nói đến súng chống tăng.
Một xe bọc thép Philippines được gia cố bằng những lớp gỗ dày trên thân.
Súng chống tăng RPG-2 sử dụng đầu đạn nổ lơm (HEAT), sức xuyên phá mạnh gấp 7 lần vũ khí thông thường, hoàn toàn xuyên sâu tới 180mm thép.
Chuyên gia Mikozami nhận định, lớp giấy b́a, thùng gỗ trông có vẻ thô sơ, nhưng chúng hoàn toàn có khả năng chống lại đạn RPG-2.
B́a các tông được cho là đă chặn được đ̣n tấn công từ khủng bố.
Khi đầu đạn bắn trúng lớp giáp này, luồng hỏa khí phụt ra sẽ bị phân tán bởi các lớp giấy hoặc gỗ, khiến nó không c̣n đủ uy lực để xuyên thủng vỏ thép, bảo vệ được các binh sĩ bên trong.
Quân đội Mỹ sử dụng cách thức pḥng vệ tương tự cho xe bọc thép Stryker nhưng là dùng lồng sắt. Dù vậy, chỉ cần vật liệu đủ cứng để kích nổ đạn chống tăng đối phương trước khi chạm tới lớp giáp bằng thép, chiếc xe thiết giáp vẫn có khả năng sống sót.
Không có phiên bản lồng sắt như Mỹ, Philippines dùng đến các vật liệu đơn giản như gỗ và b́a các tông là điều dễ hiểu.
Nhược điểm của thùng gỗ hay b́a các tông là các vật liệu này sẽ hoàn toàn vô dụng trước những loại vũ khí chống tăng sử dụng động năng. Các loại đạn pháo xuyên giáp, sử dụng uranium nghèo, sẽ bay với tốc độ siêu thanh đến mục tiêu, xuyên thủng cả lớp gỗ và phần giáp bọc thép.
Nhưng may mắn rằng, đây là những vũ khí chống tăng chỉ có thể lắp đặt trên xe tăng. Phiến quân IS ở Philippines hiện chưa sở hữu xe tăng hay bất kỳ một loại vũ khí nào tương tự.