Vietbf.com - Cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl, người được coi là kiến trúc sư của việc thống nhất nước Đức vào năm 1990và đóng vai tṛ quan trọng trong thành lập EU, đă qua đời ở tuổi 87 tại nhà riêng ở Ludwigshafen tại bang Rhineland-Palatinate thuộc miền tây nước Đức.
Chính trị gia bảo thủ Helmut Kohl là thủ tướng lâu năm nhất của nước Đức (1982-1998) kể từ thời Otto von Bismarck. Ông được nh́n nhận như kiến trúc sư trưởng của Liên minh châu Âu và là nhà lănh đạo lèo lái nước Đức thống nhất sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl . Ảnh: Alcheron.
Tượng đài chính trị lớn
Một tượng đài chính trị lớn của thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong nhiều thập niên, ông là nhà lănh đạo Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU), chính đảng của đương kim Thủ tướng Angela Merkel.
Đảng CDU ngay lập tức đăng h́nh ông trên Twitter cùng ḍng chữ, "Chúng tôi đau buồn". Tờ Bild cho biết ông Kohl qua đời tại nhà riêng ở Ludwigshafen, bang Rhineland-Palatinate, phía tây nước Đức.
Cùng với Tổng thống Pháp François Mitterrand, ông Kohl cũng được coi là kiến trúc sư của Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU). Kohl từng được các tổng thống Mỹ George H.W. Bush và Bill Clinton mô tả là "nhà lănh đạo vĩ đại nhất của châu Âu nửa sau của thế kỷ 20".
Ông cũng nổi tiếng bởi những tranh căi với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, một chính trị gia nổi tiếng khác của thế kỷ 20.
Khi ông Kohl (họ của ông tiếng Đức có nghĩa là “bắp cải”) lên làm thủ tướng Tây Đức năm 52 tuổi, người đàn ông cao 1m93 đến từ tỉnh lẻ và thích món thịt heo trở thành chủ đề của vô số câu chuyện phiếm.
Nhưng khi bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11/1989, Kohl đă “nắm lấy vai tṛ lịch sử” để tạo thành vị thế chính trị to lớn giống như chiều cao của chính ông.
Ông Kohl coi thủ tướng đầu tiên của Tây Đức sau Thế Chiến, Konrad Adenauer, như tấm gương về mặt lư tưởng của ḿnh. Ông Adenauer là người lèo lái nước Đức tái thiết sau khi thất bại sau Chiến tranh Thế giới II.
“Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Kohl hành động như thể tinh thần của Konrad Adenauer đột nhiên thấm vào ông”, giáo sư sử học Stanley Hoffman của Đại học Harvard viết.
Thách thức thống nhất: Anh sợ Đức hùng cường trở lại
Năm 1989, sau 4 thập kỷ chia rẽ, Tây Đức lúc đó đă phát triển hơn rất nhiều so với phần c̣n lại ở phía Đông.
Thống nhất nước Đức khi đó là nhiệm vụ rất khó khăn khi người Tây Đức không muốn hy sinh đời sống chất lượng cao của ḿnh trong khi người Đông Đức dù muốn thống nhất nhưng lo sợ ḿnh bị đối xử như công dân hạng hai.
Chính trường thế giới lúc này cũng xuất hiện nhiều thách thức mới. Ông Kohl kể lại trong hồi kư của ḿnh ông đă phải vật lộn rất nhiều với Tổng thống Pháp Francois Mitterrand cũng như là với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher để thúc đẩy nước Đức thống nhất.
“Tôi nhận ra là Bà đầm Thép (Thatcher) muốn giữ nguyên trạng... Tất cả đều bởi một điều – rằng nước Đức sẽ trở nên hùng mạnh trở lại”, ông viết.
Ông đă phải cam đoan với cả hai rằng nước Đức sẽ tôn trọng biên giới năm 1945 và sẽ “vai kề vai” với các đồng minh phương Tây.
Ông Kohl, một người bảo thủ, sau này có mối quan hệ gần gũi với ông Mitterand, người phe Xă hội. Quan hệ hợp tác đặc biệt này giúp châu Âu hiện thực hoá việc tạo ra đồng tiền chung euro.
Ông Kohl rời khởi chính trường vào năm 2002. Sau một lần ngă vào năm 2008, ông gặp khó khăn trong giao tiếp và buộc phải dùng xe đẩy.
Thủ tướng Merkel được coi như là người kế tục ông Kohl và thường được ông gọi là Mädchen (cô gái của tôi). Trong những năm tháng c̣n trẻ, ông Kohl là người d́u dắt bà. Ông cũng chỉ định bà cho chức vụ bộ trưởng đầu tiên.
Mối quan hệ của cả hai xấu đi sau khi ông Kohl bị buộc phải rời vị trí lănh đạo CDU sau thông tin ông nhận tiền từ những người quyên góp giấu tên.
Bà Angela Merkel năm 2012 khi kỷ niệm 30 năm ông trở thành thủ tướng đă tuyên bố người châu Âu đă “may mắn đoàn kết” nhờ vào nỗ lực của ông Kohl.