Vietbf.com - Một cuộc chiến tranh nổ ra giữa hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới sẽ rất tàn khốc nhất ở châu Á, tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới mà không bên nào có thể giành chiến thắng quyết định cho 2,6 tỷ người giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Xe tăng Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami trên tờ National Interest đưa ra nhận định về một chiến tranh giả định nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ và những hệ quả tiêu cực.
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ biên giới với nhau tại hai địa điểm, phía bắc Ấn Độ/tây Trung Quốc và đông Ấn Độ/nam Trung Quốc. Hai nước rơi vào cuộc chiến tranh biên giới tháng 10.1962 kéo dài một tháng. Kết quả là Bắc Kinh giành được thắng lợi nhỏ, kiểm soát cao nguyên Aksai Chin.
Ngày nay, cả hai nước đều duy tŕ chiến lược “không tấn công hạt nhân phủ đầu” nên khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân là điều khó xảy ra. Hai nước cũng có số dân đứng hàng đầu thê giới, xấp xỉ 1,3 tỷ người mỗi nước, nên khả năng nước này xâm lược nước kia là không thể.
Tác giả Mizokami nhận định, không chiến sẽ là điểm nóng lớn nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho hai nước. Ấn Độ cũng nắm trong tay quân bài kiểm soát hàng hải chiến lược, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.
Chiến đấu cơ J-20 được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong đơn vị không quân Trung Quốc.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện tại đều duy tŕ lực lượng không quân hùng hậu. Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAF) dựa vào các chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc để tấn công khu vực tranh chấp ở Himchal Pradesh c̣n quân khu Thành Đô đảm nhận trọng trách tấn công địa điểm tranh chấp ở Arunachal Pradesh.
Trung Quốc tập trung nhiều phi đội chiến đấu cơ J-11, J-10, phi cơ lỗi thời hơn như J-7, J-8 và hai trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6. Nhưng việc thiếu các căn cứ không quân giáp biên giới Ấn Độ là một cản trở lớn trong chiến dịch đường không.
Xét về tác chiến đường không, không quân Ấn Độ rơ ràng có lợi thế hơn v́ New Delhi chỉ cách mặt trận Tây Tạng khoảng 342km.
Ấn Độ sở hữu phi đội chiến đấu cơ hùng hậu bao gồm 230 chiếc Su-30Mk1 Flankers, 69 chiếc MiG-29 và ngay cả các máy bay Mirage 2000 vẫn vượt trội hơn hầu hết các phi cơ Trung Quốc, trừ mẫu J-20 hiện đại nhất.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK Flanker phóng tên lửa Kh-29.
Số lượng máy bay hùng hậu cũng đảm bảo Ấn Độ duy tŕ khả năng bảo vệ các khu vực khác của lănh thổ, trong khi vẫn tập trung vào cuộc so tài với Trung Quốc.
Bù đắp cho nhược điểm về tác chiến bằng không quân là khả năng Trung Quốc sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa hiện đại thuộc lực lượng tên lửa chiến lược. Lực lượng này nắm trong tay cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường với các tên lửa từ tầm ngắn đến tầm trung như DF-11, DF-15 và DF-21.
Các tên lửa này một khi được khai hỏa hoàn toàn có thể san phẳng các mục tiêu chiến lược ở Ấn Độ mà New Delhi không có cách nào có thể chống đỡ. Ấn Độ cũng không có tên lửa đạn đạo đối đất và phải dựa vào không quân để tiến sâu, phá hủy hệ thống tên lửa Trung Quốc.
Phiên bản tên lửa đạn đạo duy nhất của Ấn Độ hiện nay chỉ phục vụ chiến tranh hạt nhân mà không thể tấn công bằng đầu đạn thông thường.
Giao tranh trên mặt đất giữa lực lượng bộ binh hai nước dường như là dấu hiệu bước sang giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, theo chuyên gia Mikozami.
Tên lửa đạn đạo chống hạm hiện đại DF-21D của Trung Quốc.
Hai khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều là vùng hẻo lánh, địa h́nh phức tạp. Các xe bọc thép, xe tăng không thể tiếp cận khu vực này nếu không có sự hỗ trợ của các máy bay vận tải.
Theo tác giả Mikozami, bất kỳ một cuộc đổ bộ bằng bộ binh nào cũng sẽ gặp tổn thất nặng nề từ lực lượng pháo binh đối phương. Do đó, dù Ấn Độ có 1,2 triệu quân và Trung Quốc duy tŕ 2,2 triệu quân chính quy, hai bên sẽ rất hạn chế tung bộ binh vào chiến đấu.
Hải quân mới chính là mặt trận quyết định nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả Mikozami nhận định.
Địa h́nh chiến lược kiểm soát Ấn Độ Dương giúp New Delhi sẽ dễ dàng tung lực lượng tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay INS Vikramaditya phong tỏa tuyến đường giao thương huyết mạch của Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Hải quân Trung Quốc sẽ phải mất cả tuần mới đến được khu vực giao tranh với Ấn Độ. Đó sẽ là nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào bởi Ấn Độ dễ dàng chi viện và sửa chữa tàu chiến tại hải cảng ở khoảng cách gần hơn.
Tàu sân bay INS Vikramaditya giúp hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn.
Chuyên gia Mikozami cho rằng, Trung Quốc có khoảng 77 ngày để t́m kiếm thắng lợi quyết định trước khi nguồn dự trữ nhiên liệu chiến lược cạn kiệt. Nếu không, hoạt động giao thương đến và đi từ Trung Quốc sẽ phải ṿng sang tây Thái B́nh Dương, nơi có hạm đội Mỹ và đồng minh đóng quân.
Có thể nói, trong một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc-Ấn Độ, Bắc Kinh chiếm lợi thế hơn về vũ khí tầm xa chiến lược nhưng tác chiến trên biển và khả năng kiểm soát tác động đối với nền kinh tế toàn cầu lại thuộc về New Delhi.
Tác giả Mikozami kết luận, chiến tranh nổ ra giữa hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới sẽ rất tàn khốc, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu mà không bên nào có thể giành chiến thắng quyết định.
Đó cũng là lư do v́ sao Trung Quốc-Ấn Độ đă tránh khả năng bùng phát xung đột trong hơn 50 năm qua.