Vietbf.com - Ấn Độ đã chỉ trích Trung Quốc cố tình thay đổi hiện trạng tại cao nguyên Doklam/Donglang ở biên giới hai nước, vì muốn ham dọa New Delhi phải rút quân khỏi vùng biến giới đó, vì vậy Bắc Kinh cũng nên làm điều tương tự, như hai nước đều rút quân khỏi vùng tranh chấp.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (Ảnh: PTI)
Tờ Times of India đưa tin, bà Swaraj tuyên bố Ấn Độ "được trang bị đầy đủ để tự vệ và không cảm thấy bị đe dọa một chút nào".
"Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách để ngày càng lấn tới điểm cuối của ngã ba biên giới [giữa ba nước Trung Quốc-Ấn Độ-Bhutan]. Họ đã làm nhiều việc như tu sửa, đổ nhựa đường và tương tự," bà trả lời trước Rajya Sabha (Thượng viện) Ấn Độ ngày hôm nay, 20/7.
Đề cập tình trạng đồi đầu căng thẳng giữa Trung-Ấn ở vùng biên giới Sikkim bắt đầu từ hơn 1 tháng trước, Ngoại trưởng Swaraj khẳng định "Ấn Độ không nói điều gì bất hợp lý" và "tất cả các nước đều ủng hộ Ấn Độ".
Bà cũng mô tả về sự vụ hôm 16/6 khiến căng thẳng biên giới leo thang đến tình trạng hiện nay. Theo bà, "lần này họ (Trung Quốc) đã mang tới xe ủi đất và trang thiết bị xây dựng nhằm xâm phạm vào điểm kết thúc ngã ba biên giới. Đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng ta".
Bà Sushma Swaraj kêu gọi nếu Bắc Kinh muốn New Delhi rút quân khỏi vùng tranh chấp thì "họ cũng nên làm điều tương tự".
Các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã ở vào tình trạng giằng co nhau tại Doklam/Donglang sau khi phía Ấn Độ ngăn cản quân nhân Trung Quốc xây dựng một con đường trong khu vực tranh chấp, còn Bắc Kinh cáo buộc lính Ấn Độ vượt biên và hành động trái phép.
Trung Quốc tuyên bố nước này xây đường trong lãnh thổ của mình, đồng thời đòi Ấn Độ lập tức rút quân khỏi cao nguyên Doklam/Donglang.
New Delhi bày tỏ quan ngại về con đường mà phía Trung Quốc xây dựng với lý do quân đội Trung Quốc có thể thông qua đó xâm nhập vào các bang miền Đông Bắc Ấn. Ấn Độ đã gửi thư đến chính phủ Trung Quốc, nói rằng việc xây đường nêu trên đồng nghĩa với sự thay đổi hiện trạng khu vực đi kèm với tình hình nghiêm trọng hóa về an ninh.
"Ngay khi biết được rằng họ đang xúc tiến Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và sáng kiến 'Vành đai, Con đường' (B&R), chúng ta đã phản đối," Ngoại trưởng Ấn Độ nói trước Thượng viện.