Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không dừng mà ngày càng gia tăng. Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh kiểm soát biên giới Trung-Triều ngày càng chặt chẽ. Tại sao ư? Mối lo ngại hàng đầu của Bắc Kinh chính là người tị nạn, v́ vậy họ tăng cường kiểm soát biên giới hơn lúc nào hết.
Theo CNN, các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát vùng biên giới với Triều Tiên giữa khi căng thẳng ở vùng bán đảo đang gia tăng và những lo ngại liên quan đến vấn đề Mỹ dùng hành động quân sự với B́nh Nhưỡng.
Biên giới Trung-Triều trải dài 1,415 km, tiếp giáp với tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc, một tỉnh phát triển ngành công nghiệp, khai thác than đá nên có lượng khói bụi lớn. Vào những tháng mùa đông, khí hậu ở tỉnh này rất lạnh.
Những người bán hàng rong người Trung Quốc bán cờ ở thành phố giáp biên giới Trung-Triều.
Trong những tháng ấm áp hơn, biên giới của thành phố Đan Đông đón tiếp hàng trăm lượt khách du lịch đến để nh́n ngắm Triều Tiên, chủ yếu từ thuyền trên ḍng sông chia cách hai nước. Khách du lịch cũng có thể ngắm nh́n Triều Tiên từ Vạn Lư Trường Thành qua ống nḥm.
Những chiếc xe tải chở hàng Trung Quốc ầm ầm đi về phía Triều Tiên, trong khi số ít người mua sắm và người buôn bán đi theo hướng ngược lại.
Giao thương vùng biên giới Trung-Triều vẫn nhộn nhịp, dù cho quan hệ giữa Triều Tiên và đồng minh lớn số 1 của nước này xấu đi khi B́nh Nhưỡng liên tục tiến hành thử hạt nhân, tên lửa khiến Bắc Kinh nổi giận.
Tuy nhiên, những báo cáo gần đây được đăng tải trên websites của Chính phủ và quân đội Trung Quốc và được tờ Wall Street Jounal dẫn lại, Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát biên giới khi căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên tăng. Bên cạnh đó, một số quan chức Mỹ kêu gọi thay đổi chế độ ở B́nh Nhưỡng.
Tăng cường an ninh
Mặc dù trên báo chí, Trung Quốc và Triều Tiên có mối quan hệ khăng khít, tuy nhiên, vùng biên giới giữa hai nước luôn được Trung Quốc bảo vệ nghiêm ngặt. Bắc Kinh tiến hành tập trận tấn công trực thăng, tập bắn đạn thật ở vùng biên trong suốt những tháng gần đây.
Theo một báo cáo được đăng tải trên website chính thức của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), một “lữ đoàn bảo vệ biên giới mới thành lập” đang tiến hành đi tuần để thu thập thông tin, nhận định t́nh h́nh, vẽ lại bản đồ vùng biên.
Một bản báo cáo khác cũng cho biết “toàn bộ khu vực” đă được đặt dưới sự giám sát bằng video suốt 24/24 nhờ các máy bay không người lái, xe tuần tra và camera công nghệ cao.
Vùng biên giới được xem là khu vực chiến lược cao với Trung Quốc. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc xung đột trong suốt chiến tranh thế giới thứ II và chiến tranh Triều Tiên. Và một trong những mối lo ngại hàng đầu của Bắc Kinh không nằm ở những động thái của lực lượng quân đội ở vùng biên mà chính là người tị nạn.
“Phong trào người dân Triều Tiên vượt biên sang lănh thổ Trung Quốc là mối lo ngại chính, đặc biệt khi mà các khu vực có đông cư dân sinh sống rất gần biên giới và kinh tế phía Đông Bắc Trung Quốc có tầm quan trọng lớn”, một báo cáo gần đây của tổ chức Jamestown có trụ sở tại Mỹ cho biết.
Mặc dù Triều Tiên luôn tỏ ra coi thường các lệnh trừng phạt kinh tế của quốc tế, tuy nhiên, người dân nước này trong quá khứ từng phải hứng chịu nạn đói cũng như vấn đề an ninh lương thực.
Những người lính dù của Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng, nếu một cuộc xung đột xảy ra trên bán đảo sẽ khiến hàng trăm ngh́n, nếu không muốn nói là hàng triệu người Triều Tiên chạy sang phía Bắc Trung Quốc. Đây chính là điều gây ra nỗi lo ngại lớn cho Bắc Kinh, Hội đồng Đối ngoại - một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở tại New York nhận định.
Nguy cơ từ ḍng chảy người tị nạn
Giống như cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria khiến các nước láng giềng phải gánh chịu hậu quả, gây căng thẳng về mặt chính trị cho nhiều nước châu Âu, nhiều người Trung Quốc lo ngại nền kinh tế, an ninh của nước này có thể rơi vào khủng hoảng v́ vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Hồi tháng Ba, cựu quan chức quân đội Trung Quốc Wang Haiyun cho biết “cần phải chuẩn bị sẵn sàng hành động quân sự ngay khi có thể cho một cuộc chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào” trên bán đảo.
“Một khi chiến tranh nổ ra, chúng ta nên tính đến chuyện thành lập một trại tị nạn quốc tế ở lănh thổ Triều Tiên để ngăn ḍng chảy người tị nạn Triều Tiên”, ông Wang chia sẻ trên tờ Global Times.
Căng thẳng giữa B́nh Nhưỡng và Washington tiếp tục tăng cao khi gần đây có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân (ICBM).
Một quan chức quân đội Mỹ tuần trước chia sẻ với CNN rằng, Triều Tiên đang sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân mới.
Chính quyền Tổng thống Trump đă t́m cách tăng áp lực lên Trung Quốc nhằm buộc nước này phải có những hành động nhằm kiềm chế đồng minh lớn nhất của ḿnh. Nhưng mặc cho Trung Quốc nỗ lực kiềm chế, chương tŕnh phát triển vũ khí của Triều Tiên, đặc biệt là các vụ thử tên lửa vẫn diễn ra.
Tong Zhao, nhà phân tích tại trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie Tsinghua cho biết “với sự căng thẳng đang gia tăng và những nguy cơ của các cuộc xung đột quân sự ở bán đảo, tôi chắc rằng Trung Quốc đang tăng cường kế hoạch sử dụng quân sự”.
Vào hôm 24/7, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, “quân sự không nên là giải pháp giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên”. Người phát ngôn bộ Quốc pḥng Trung Quốc từ chối b́nh luận về kế hoạch tác chiến dự pḥng chiến tranh của Trung Quốc.
Hồi đầu năm, Thời báo Hoàn cầu cảnh báo: "Nếu vấn đề Triều Tiên tiếp tục căng thẳng, chiến tranh trên bán đảo là điều không thể tránh khỏi. Cuộc chiến đó sẽ gây ra nhiều rủi ro với Trung Quốc hơn tác động của các biện pháp trừng phạt cứng rắn với B́nh Nhưỡng”.