VBF-Hai kẻ liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đă bị bắt. Cả hai đều bị nghi là mật vụ cho CSVN. Một kẻ ở Séc một kẻ ở Đức đều là nghi phạm đến vụ bắt cóc.
Cảnh sát đặc nhiệm CH Séc (bịt mặt) khám xét và niêm phong văn pḥng chuyển tiền MoneyGram của Nguyễn Hải Long tại chợ Sapa ngày thứ Năm, 17 tháng 8. (Vietinfo.eu)
BÁ LINH - Nhà chức trách Đức đang điều tra hai nhân vật có liên quan đến vụ cóc Trịnh Xuân Thanh trong tháng Bảy. Một người tên là Nguyễn Hải Long, 46 tuổi, một doanh gia hoạt động tại Czech (Cộng Ḥa Séc) bị nghi là mật vụ cộng sản. Nhân vật thứ nh́ là Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên từng làm việc cho sở di trú Đức và bị sa thải. Ông Thắng cũng bị nghi là gián điệp của cộng sản VN hoạt động tại Đức.
Long bị nghi là một trong những kẻ bắt cóc, đă bị dẫn độ về Đức. C̣n Thắng bị đang bị điều tra ngay tại Đức v́ tội cung cấp thông tin lấy từ sở di trú để cung cấp cho công an Việt Nam.
Các nguồn tin của báo Đức cho biết nhóm mật vụ CSVN sang Đức "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" gồm có bảy người. Ông Long là một trong bảy người này.
Nguyễn Hải Long là chủ nhân một văn pḥng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa ở thủ đô Prague thuộc CH Séc. Long bị bắt vào ngày 13 tháng Tám. Tin của Thời Báo cho biết ngày 17 tháng Tám, văn pḥng của ông Long bị cảnh sát Séc đến kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang máy móc để tiếp tục điều tra.
Các nguồn tin cho biết ông Long đă thuê chiếc xe VW (Volkswagen) - bảng số 2AB-3140 ngày 20 tháng Bảy, cho những người từ Việt Nam sang. Vụ bắt cóc TX Thanh diễn ra tại một công viên Đức vào sáng Chủ Nhật, 23 tháng Bảy.
Khi chiếc xe được đem trả lại ngày 24 tháng Bảy, công ty cho thuê ghi nhận hành tŕnh đă chạy trên 800 km, phù hợp với quăng đường đi và về từ thủ đô Prague (CH Séc) đến Berlin (Đức). Như vậy, chiếc xe này có thể đă được sử dụng vào việc bắt cóc Trịnh Xuân thanh tại Đức ngày 23 tháng Bảy.
Chiếc Volkswagen này đă được Nguyễn Hải Long thuê cho nhóm t́nh nghi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.
Chiếc xe bị nghi ngờ dùng để chở nhóm bắt cóc TX Xuân Thanh đă bị cảnh sát CH Séc tạm giữ và chuyển về Đức để truy t́m dấu vết tội phạm.
Trong khi đó, cơ quan di trú và tị nạn Đức (BAMF) đă sa thải Hồ Ngọc Thắng. Ông ta đă làm việc cho BAMF từ năm 1991. Thắng từng sống tại Đông Đức. Khi biến cố sập tường Bá Linh diễn ra năm 1989, thay v́ về nước th́ ông ta chạy qua Tây Đức và xin được ở lại.
Hồ Ngọc Thắng quê ở Thanh Hóa. Ông ta có con dâu, rể là người Đức. Với vị trí là nhân viên sở tị nạn BAMF, Thắng bị nghi là đă tiết lộ thông tin Trịnh Xuân Thanh đang ở Đức cho CSVN. Ông ta có quan hệ mật thiết với báo Nhân Dân của đảng CS và cũng là một “dư luận viên,” chuyên viết bài đả kích những ai chống chế độ cộng sản. Trước khi bị mất việc tại sở di trú, “dư luận viên” Thắng đă viết bài gợi ư là TX Thanh không bị bắt cóc và luật sư Đức nói không đúng về hồ sơ xin tị nạn chính trị của ông Thanh.
Trong 26 năm làm việc tại BAMF, Hồ Ngọc Thắng không được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, và theo quy luật th́ tất cả nhân viên của BAMF đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trung thành và trung lập.
Bộ Ngoại Giao Đức đă có một cuộc họp cao cấp đầu tiên với Cộng Sản Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào ngày 17 tháng 8. Tại Việt Nam, báo chí vẫn im lặng sau mấy ngày đăng tiên TX Thanh “đầu thú” tại Hà Nội.