Liên Hợp Quốc đă giáng "cú đấm mạnh" vào Triều Tiên. Liệu lănh đạo Kim Jong-un có "chùn tay"? B́nh Nhưỡng sẽ từ bỏ tham vọng hạt nhân v́ nghị quyết trừng phạt này?
Liệu các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc có khiến nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngừng thử tên lửa, hạt nhân?
Theo phóng viên châu Á Katie Stallard của Sky News, bất chấp các lệnh trừng phạt mới, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tiếp tục thử tên lửa, hạt nhân.
Đồng ư trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc muốn dạy Kim Jong-un bài học
Theo phóng viên này, trước đó, gói trừng phạt mà Hội đồng Bảo an (HĐBA) áp đặt với Triều TIên hồi tháng 8 cũng được mô tả là "cú đấm móc", "đ̣n đau" ước tính sẽ lấy đi của chính quyền B́nh Nhưỡng 1 tỷ USD mỗi năm.
Khi đó, chính quyền Donald Trump cũng ca ngợi loạt đ̣n trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên là gay gắt chưa từng có. Tuy nhiên, điều đó không làm ông Kim Jong-un chùn tay. Triều Tiên sau đó bắn tên lửa xuyên qua không phận Nhật Bản và tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 được mô tả mạnh nhất từ trước tới nay.
Nghị quyết trừng phạt trước đó nữa, được thông qua tháng 11.2016 lại cũng được mô tả là "cứng rắn và toàn diện nhất từng được Hội đồng Bảo an áp đặt". Nhưng sau đó, Triều Tiên liên tiếp thử thành công 2 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công vào lục địa Mỹ và hàng loạt vũ khí tầm ngắn và tầm trung khác.
Ông Kim Jong-un xem xét một đầu đạn hạt nhân mới.
Thậm chí, trong những năm 1990, khi Triều Tiên trải qua nạn đói trên diện rộng được cho là khiến ba triệu dân thiệt mạng (số liệu thực sự có thể c̣n cao hơn), B́nh Nhưỡng vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách ưu tiên quân đội "Songun" (Quân đội trước nhất) của Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Tổng thống Vladimir Putin gần đây cũng từng nhấn mạnh, Triều Tiên thà "ăn cỏ" c̣n hơn từ bỏ chương tŕnh hạt nhân bởi đối với nhà lănh đạo Kim Jong-un, vũ khí hạt nhân không chỉ giúp chống lại các mối đe dọa từ Mỹ mà c̣n giữ ổn định chính trị trong nước, đảm bảo quyền lực của ông.
Hơn nữa, giới phân tích cũng nhận định, gói trừng phạt mới có phần mạnh hơn nhưng chưa chặt đứt được huyết mạch kinh tế của Triều Tiên nên không thể giúp Mỹ giải quyết cuộc khủng hoảng theo cách mà họ muốn.
"Việc nghị quyết cuối cùng hạn chế hơn so với đề xuất đầu tiên từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy những khó khăn trong việc thương lượng với các bên ảnh hưởng trực tiếp tới lệnh trừng phạt: Trung Quốc và Nga", ông Anthony Ruggiero, chuyên gia cấp cao tại Tổ chức Pḥng vệ Dân chủ nhận định.
Triều Tiên hiện chịu nhiều lệnh trừng phạt chồng chéo từ Liên Hợp Quốc và vẫn có khả năng đẩy nhanh chương tŕnh hạt nhân, tên lửa. Vậy nên, theo ông Go Myong-Hyun, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, Hàn Quốc, biện pháp trừng phạt mới nhất "chưa đủ để gây tổn thương".
Dáng nói là, không ít nhà nghiên cứu c̣n quan ngại các biện pháp trừng phạt mới thậm chí tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy Triều Tiên đẩy nhanh hơn nữa chương tŕnh hạt nhân.
Biện pháp trừng phạt chỉ mang đến cho Triều Tiên thêm một cái cớ để tiếp tục thực hiện những hành vi gây hấn, chẳng hạn như phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)", ông Kim Hyun-Wook đến từ Học viện Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
"Triều Tiên sẽ cố gắng để trở thành một cường quốc hạt nhân nhanh nhất có thể để t́m kiếm cơ hội đàm phán ngang bằng với Mỹ trước khi lệnh trừng phạt gây ảnh hưởng sâu rộng", một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dongguk b́nh luận.
Do vậy, trong thời gian tới, nhiều khả năng thế giới sẽ chứng kiến Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa đạn đạo, hạt nhân cho dù chịu trừng phạt nặng đến mấy.