Trong khi nhiều quốc gia trên Thế giới, người đồng tính kết hôn đă và đang được luật pháp chính thức thừa nhận. Đức ra luật mới về kết hôn cho các cặp đồng tính nam. Hai người đàn ông đầu tiên đă kết hôn hợp pháp theo luật mới của Đức.
Karl Kreile và Bodo Mende, một cặp gắn bó trong 38 năm, đă trao đổi lời thề nguyện của họ tại ṭa thị chính ở Schöneberg, Berlin.
Các văn pḥng đăng kư kết hôn ở nhiều thành phố tại Đức ở một số thành phố đă mở cửa bất thường vào Chủ nhật để cho phép các cặp đồng tính kết hôn vào ngày đầu tiên hôn nhân theo loại h́nh này trở nên hợp pháp.
Kết hôn sẽ trao cho các cặp vợ chồng đồng tính nam các lợi thế về thuế và các quyền nhận con nuôi như các cặp chồng nam, vợ nữ.
Đức đă cho phép các cặp đồng tính đăng kí chung sống theo luật kể từ năm 2001, nhưng cơ chế này không trao cho các cặp này có cùng vị thế chính xác trong luật pháp của nước này như trong hôn nhân.
Quốc hội Đức đă bỏ phiếu về b́nh đẳng hôn nhân vào tháng Sáu, sau khi Thủ tướng Angela Merkel bất ngờ từ bỏ lập trường chống đối lâu năm của bà trước Quốc hội về việc tiến hành một cuộc bỏ phiếu về chủ đề trên.
Thừa nhận ở nhiều nơi
Hôn nhân đồng tính đă và đang được luật pháp chính thức thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, với Hà Lan, tại châu Âu, là một trong các quốc gia đầu tiên cho phép kết hôn giữa những người đồng tính, trong khi ở Mỹ sự chấp nhận chỉ bắt đầu từ giữa năm 2015, theo một vài ghi nhận của truyền thông.
Cộng ḥa Ireland cũng là quốc gia hàng đầu tiên chấp nhận hôn nhân đồng giới với trưng cầu dân ư cùng đa số tán thành cách đây hai năm, cùng năm đó, tại Phần Lan, Quốc hội cũng đă thông qua luật hôn nhân sửa đổi cho phép các cặp đồng tính kết hôn, trong khi ở Slovenia, một dự luật về quyền tự do kết hôn đă được thông qua vào đầu năm 2015, một dự luật đă được tŕnh Tổng thống cho phép các cặp thuộc cộng đồng đồng tính nam hay nữ, song tính và chuyển giới có thể nhận con nuôi.
Sớm hơn, tại Luxembour năm 2014, Quốc hội cũng đă thông qua với số phiếu áp đảo một dự luật cho phép mở rộng quyền tự do hôn nhân trong các cặp đồng tính, Thủ tướng Luxembourg cũng là lănh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu có hôn nhân đồng giới.
Tại Anh, Peter McGraith cùng David Cabreza, John Coffey cùng Bernardo Marti, và Andrew Wale cùng Neil Allard là các cặp đồng tính nam đầu tiên kết hôn sau khi hôn nhân đồng tính nam được pháp luật thừa nhận tại Anh và xứ Wales, cuối tháng Ba năm 2014.
Trước đó nữa, tại Pháp năm 2013 chứng kiến cặp đồng tính đầu tiên tổ chức hôn lễ sau khi Vincent Autin và Bruno Boileau kết hôn ở Montpelier, miền nam nước này, sau khi được luật pháp cho phép với việc Tổng thống Pháp kư thành luật 'một dự luật gây nhiều tranh căi' hôm 18/5/2013 và đưa Pháp thành nước thứ chín ở châu Âu, trong tổng số 14 quốc gia trên toàn cầu, vào thời điểm đó, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Ở châu Mỹ, cũng vào năm 2013, Uruguay đă là quốc gia thứ ba ở châu Mỹ Latinh thừa nhận kết hôn đồng tính; trong khi cùng năm đó, ở New Zealand cũng thông qua đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính.
Ở châu Á, Ṭa án tối cao Đài Loan ra phán quyết hôm 24/5/2017, cho phép hôn nhân đồng giới, mở đường cho ḥn đảo này trở thành nơi đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
C̣n tại Việt Nam, kể từ ngày 01/01/2015, một đạo luật mới sửa đổi, bổ sung đă cho phép người đồng tính có cơ hội được kết hôn.
Theo Luật Hôn nhân và gia đ́nh 2014 của Việt Nam, quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" đă bị băi bỏ, tuy nhiên lại có quy định cụ thể theo đó "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính".
Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng có nguy cơ sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra, theo truyền thông Việt Nam.
Luật Hôn nhân và gia đ́nh 2014 của Việt Nam đă nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam, vẫn theo báo chí nước này.