Phóng viên TTXVN tại bắc Kinh đă có cuộc phỏng vấn giáo sư, giảng viên Đại học Ngoại thương Trung Quốc Thượng Phong về ư nghĩa chuyến thăm Việt Nam và dự APEC của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhân dịp APEC đang diễn ra tại Đà Nẵng. Vấn đề đưa ra là kinh tế Việt Nam sẽ phát triển ra sao với sự tác động mạnh từ Trung Quốc?
Đoàn lănh đạo Cấp cao nền kinh tế Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận B́nh dẫn đầu, tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Theo ông Thượng Phong, chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận B́nh có ư nghĩa vô cùng quan trọng.
Trước hết, đây là một năm quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước Trung – Việt, trong tháng 1 và tháng 5 năm 2017, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đă lần lượt thăm Trung Quốc, hai nước kư kết nhiều văn kiện hợp tác, góp phần nâng quan hệ song phương lên tầm cao lịch sử mới. Thứ hai, đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận B́nh kể từ sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, do vậy có ư nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.
Ông Thượng Phong cho rằng tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Trung Quốc sẽ có những đóng góp như: Tiếp tục thúc đẩy xây dựng cơ chế thương mại tự do, phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế thành viên; Tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại, quan tâm đến các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, chủ nghĩa khủng bố, thúc đẩy sự bao dung và thịnh vượng chung của các nền kinh tế châu Á – Thái B́nh Dương.
Đánh giá về cơ hội và và thách thức của Việt Nam, với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao APEC 2017, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, ông Thượng Phong cho rằng trong môi trường quốc tế phức tạp hiện nay, Việt Nam có những cơ hội sau: Một là, trải qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới mở cửa, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, các ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam đă có quy mô tương đối, hội tụ đủ điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế cất cánh. Hai là, hiện nay Việt Nam có nguồn nhân công lao động dồi dào, giá thành lao động có ưu thế cạnh tranh, cơ cấu dân số tương đối trẻ, nguồn nhân lực có tiềm năng to lớn. Ba là, môi trường đầu tư tại Việt Nam không ngừng được cải thiện, sức thu hút đầu tư không ngừng gia tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức như: Thứ nhất, mặt bằng cơ sở hạ tầng trong nước tương đối lạc hậu, khó đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển của các yếu tố sản xuất trong thời đại toàn cầu hóa. Thứ hai, mặc dù mặt bằng giáo dục của nguồn nhân lực tại Việt Nam đă được nâng cao, nhưng lượng công nhân có kỹ thuật cao lại thiếu hụt khá trầm trọng. Thứ ba, cải cách thể chế kinh tế của Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả vận hành của các ban ngành kinh tế chủ chốt cần được nâng cao hơn nữa.
Đề cập đến triển vọng quan hệ kinh tế Trung – Việt, đặc biệt là sau khi diễn ra Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội nghị Cấp cao APEC 2017, ông Thượng Phong nhận định sau Đại hội XIX của Trung Quốc và Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt sẽ mở ra một chương mới, được nâng lên tầm cao mới. Kim ngạch thương mại hai chiều những năm gần đây gia tăng nhanh chóng, năm 2016 đạt 98,2 tỉ USD, dự kiến trong tương lai không xa, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt bước đột phá mang tính lịch sử, cán mốc 100 tỉ USD và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Với sự thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, quan hệ đầu tư song phương sẽ được đẩy mạnh hơn nữa. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, khoa học công nghệ, năng lực sản xuất, xử lư môi trường, qua đó đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho hai nước và nhân dân hai nước.
Là một cơ chế hợp tác kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực cũng như trên thế giới, ông Thượng Phong đánh giá diễn đàn APEC phát huy vai tṛ quan trọng trong phong trào phản đối xu thế chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, cụ thể là: Ngay từ thời kỳ mới thành lập, APEC đă nêu rơ lập trường phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Năm 1993, Hội nghị các nhà lănh đạo APEC được tổ chức tại Seattle, Mỹ đă đưa ra tinh thần của "Đại gia đ́nh APEC", tức xây dựng đại gia đ́nh kinh tế châu Á – Thái B́nh Dương, trong đó phải thúc đẩy mở cửa và đề cao tinh thần đối tác, đóng góp cho kinh tế thế giới và ủng hộ thể chế thương mại quốc tế mở. Ngoài ra, các Hội nghị Cấp cao APEC trước đây đều thảo luận về vấn đề liên quan tới kinh tế thế giới và khu vực như xúc tiến cơ chế thương mại đa phương, thực hiện tự do hóa và thuận tiện hóa đầu tư thương mại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương, thúc đẩy ổn định và cải cách tài chính, triển khai xây dựng năng lực và hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực kinh tế...
Tiếp theo là những năm gần đây, hội nghị các nhà lănh đạo APEC và hội nghị của giới doanh nghiệp đều nêu rơ việc cần kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tăng cường thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực. Tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2014 diễn ra ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đưa ra việc cùng quy hoạch tương lai phát triển của APEC, cùng đối phó với những thách thức mang tính toàn cầu và cùng xây dựng môi trường hợp tác. Điều này phù hợp với lợi ích chung của các nền kinh tế châu Á – Thái B́nh Dương, đồng thời cũng tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của thế giới. Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 24 được tổ chức tại thủ đô Lima, Peru, đă đạt được “Tuyên bố Lima”, tiếp tục tỏ rơ lập trường phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, kiên tŕ phát triển hệ thống thương mại tự do, thúc đẩy xây dựng Khu thương mại tự do châu Á – Thái B́nh Dương.
Do vậy, ông khẳng định việc thúc đẩy xây dựng hệ thống thương mại tự do tiếp tục trở thành một trong những chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng.
VietBF © sưu tập