Hôm qua 7/12, Thượng Nghị sĩ đảng Cộng ḥa Mỹ Tom Cotton cáo buộc rằng Trung Quốc trong 25 năm qua đă “không trung thực” với Mỹ khi họ tuyên bố muốn loại bỏ vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Ông Cotton c̣n nhận định chính Bắc Kinh là trở ngại của Mỹ trong công cuộc xử lư khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton. (Ảnh: Getty)
Ông Cotton cáo buộc Trung Quốc có thể đă sử dụng vấn đề này như một nước đi chống lại Mỹ trong cuộc chiến kinh tế giữa 2 nước và thực hiện hàng loạt động thái gây bất lợi cho Washington. Ông cho rằng với Mỹ, Trung Quốc dường như không giống như một đối tác trong công cuộc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mà trở thành trở ngại.
Ông Cotton, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ nhận định: “Trung Quốc hưởng lợi từ chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Chính v́ thế, một mặt họ nói với các nước Phương Tây rằng họ sẽ ngăn chặn Triều Tiên nhưng mặt khác họ lại không làm ǵ hết”.
Phát biểu của ông Cotton dường như trái ngược với nhận định gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Tuy vậy, ông Trump vẫn liên tục kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục hạn chế quan hệ thương mại với B́nh Nhưỡng, nhằm cô lập nước này.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi B́nh Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng 11 vừa qua. Triều Tiên khẳng định rằng tên lửa này có thể tấn công tới bất cứ nơi nào trên lănh thổ Mỹ.
Đầu tuần qua, Phó Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Jeffrey Feltman đă tới Triều Tiên để bàn thảo và thương lượng nhằm xoa dịu căng thẳng đang bùng phát giữa các bên. Ông Feltman có lịch tŕnh gặp gỡ một số quan chức cao cấp của B́nh Nhưỡng, trong đó có Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho.
Trước đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết chiến tranh hạt nhân là điều không thể tránh khỏi và chỉ c̣n là vấn đề thời điểm. Tuyên bố được cho là nhằm đáp trả động thái tổ chức cuộc tập trận không quân lớn chưa từng có trong lịch sử của liên minh Mỹ - Hàn Quốc nhằm “nắn gân” B́nh Nhưỡng.
Therealtz © VietBF