Hiện nay TQ đã không còn dấu diếm gì nữa về tham vọng chiếm biển Đông bằng cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Không chỉ vậy TQ còn có những buổi tập trận tiếp vận rất chuyên nghiệp trong việc ứng cứu các đảo của họ. Không biết nếu như âm mưu này mà không được ngăn chặn kịp thời thì chả mấy chốc biển đông sẽ hoàn toàn là của TQ. Tuần qua, hải quân Trung Quốc cho biết vừa điều động một phi đội máy bay vận tải Y-9 vượt hàng ngàn ki lô mét đến Biển Đông thả hàng xuống một hòn đảo. Đây có thể xem là đợt diễn tập tiếp vận từ xa. Trước đó không lâu, đài truyền hình trung ương nước này trình chiếu cảnh nhiều chiến đấu cơ J-11B xuất hiện tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Những tháng qua, khi CHDCND Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo, một số chuyên gia tin rằng Trung Quốc phải lo hợp tác với Mỹ để ngăn Bình Nhưỡng gây căng thẳng. Rồi vào tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm châu Á và đề cập về một khu vực “xuyên Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương tự do, rộng mở”, thì nhiều chuyên gia nhận định Washington sẽ chặn đứng tham vọng của Bắc Kinh trong việc tăng cường hành động gây căng thẳng trên biển.
Khi chính trị nội bộ Trung Quốc có nhiều vấn đề, nhiều nhà quan sát lại hy vọng ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước này, sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề trong nước.
Tuy nhiên, thực tế thì những điều trên không hề khiến Bắc Kinh ngưng các hoạt động gây hấn trên Biển Đông. Từ hồi tháng 4, nhiều hình ảnh cũng chỉ ra Trung Quốc đang điều động chiến đấu cơ đến đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Như vậy, nước này gần như không hề có động thái giảm nhiệt căng thẳng ở những vùng biển lân cận mà họ tranh chấp. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là cần sớm tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế, điển hình như Ấn Độ - Mỹ - Nhật Bản - Úc phối hợp cùng một số nước trong khu vực, nhằm ngăn chặn mưu đồ của Trung Quốc.