Sinh viên gốc Việt chấp nhận trượt Harvard vì là người gốc Á - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sinh viên gốc Việt chấp nhận trượt Harvard vì là người gốc Á
VBF-Sự thật là phũ phàng khi điều tra vào cuộc tại ĐH danh tiếng nhất thế giới Harvard. Điểm số dù có cao đến đâu nhưng hạn ngạch người gốc Á đã được định trước. Như vậy dù có cao hơn các sắc tộc khác cũng không lọt vào chỉ vì là người gốc Á?

Sinh viên gốc Việt vẫn tôn trọng, ngưỡng mộ Harvard dù bị đối xử bất công. Đây là tình trạng chung của nhiều ứng viên gốc Á khi ứng tuyển vào ngôi trường danh tiếng.

Ngày 14/12, ABC News đăng phóng sự về sự phân biệt đối xử của các trường đại học hàng đầu ở Mỹ đối với sinh viên gốc châu Á, trong đó có người Việt.

Trong cuộc chạy đua vào những trường hàng đầu ở Mỹ, Ben Huỳnh - chàng trai gốc Việt lớn lên tại Chicago - nỗ lực để có xuất phát điểm cao hơn phần lớn ứng viên khác. Cậu đạt điểm tuyệt đối 2.400 trong kỳ thi chuẩn hóa SAT, từng giữ vai trò lãnh đạo trong các hoạt động xã hội, có năng khiếu về âm nhạc. Những yếu tố này giúp Huỳnh có hồ sơ ứng tuyển gần như hoàn hảo đối với các tiêu chí tuyển sinh của trường Mỹ.

Tuy nhiên, chàng trai gốc Việt nhận được lời từ chối của phần lớn trường hàng đầu, bao gồm cả ĐH Harvard.


Ben Huỳnh vẫn tôn trọng Harvard dù bị đối xử bất công. Ảnh: Abc News.Phản ứng bất ngờ khi bị phân biệt đối xử
"Tôi hơi thất vọng trước kết quả này", Ben Huỳnh chia sẻ và nói thêm chưa bao giờ đổ lỗi thất bại của bản thân lên những tiêu chí tuyển sinh bất công tại các trường danh tiếng.

Sau nỗi thất vọng ban đầu, Huỳnh khẳng định vẫn ngưỡng mộ, tôn trọng những cái tên hàng đầu trong giáo dục đại học Mỹ. Cậu cho rằng chính sách tuyển sinh của những trường này còn tồn tại bất cập, thiếu sót song nó mang lại sự cân bằng cần thiết cho quá trình tuyển sinh và nhập học phức tạp.

Cuối cùng, với bảng thành tích xuất sắc, Huỳnh trúng tuyển ĐH Chicago và hài lòng với kết quả này.

"Tôi không nghĩ mình sẽ làm điều gì để thay đổi thực tế, cũng không cho rằng đây là vấn đề phân biệt chủng tộc. Bản thân tôi còn có nhiều chuyện quan trọng cần giải quyết", nam sinh gốc Việt nói.

Ben Huỳnh không phải người duy nhất có cách nhìn nhận như vậy khi Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành điều tra về yếu tố phân biệt chủng tộc trong quá trình tuyển sinh của ĐH Harvard.


ĐH Harvard phân biệt đối xử trong tuyển sinh dựa trên sắc tộc, màu da và xuất thân. Ảnh minh họa: Rent a Guide.
Trong tháng 11, bộ này yêu cầu Harvard cung cấp hồ sơ nhập học nhằm góp phần đánh giá liệu trường có vi phạm điều VI - cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia trong các chương trình do liên bang tài trợ.

Cuộc điều tra xuất phát từ đối thoại toàn quốc về các hành động gây tranh cãi trong môi trường giáo dục đại học. Cụ thể, năm 2014, nhóm sinh viên đấu tranh vì công bằng trong tuyển sinh khởi kiện Harvard phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á thông qua việc hạn chế số lượng sinh viên trúng tuyển.

Vụ việc dấy lên mối lo ngại các trường hàng đầu như Harvard đối xử bất công với sinh viên gốc Á, đặc biệt khi trường thừa nhận ủng hộ các dân tộc thiểu số như một biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn gốc xuất thân của sinh viên trong trường.

Edward Blum, Chủ tịch Hội sinh viên vì công bằng tuyển sinh, đồng thời là người hỗ trợ pháp lý cho vụ kiện năm 2014, đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận nhằm đấu tranh loại bỏ những ưu đãi chủng tộc trong tuyển sinh đại học. Ông đánh giá cao cuộc điều tra của chính phủ.

"Tôi cho rằng có nhiều cách để tạo nên sự đa dạng trong sinh viên mà không cần hỗ trợ nhóm người này bằng cách hạn chế cơ hội của nhóm người khác", Blum nhấn mạnh.

Sự phân biệt đối xử là cần thiết?
Tuy nhiên, một số người Mỹ gốc Á có cách nhìn nhận khác. Raymond Tang, sinh viên gốc Trung tại Harvard, khẳng định anh hiểu rõ chính sách tuyển sinh cũng như yếu tố lựa chọn trong tuyển sinh của các trường hàng đầu, đặc biệt những trường thuộc Ivy League.

"Nếu trượt Harvard, tôi sẽ không ngạc nhiên vì tôi vốn mong đợi vào quá trình tuyển sinh khắt khe", Tang nói.

Với điểm SAT đạt 2.300 và 6 huy chương về trượt băng nghệ thuật cùng hàng loạt thành tích nổi bật trong học tập và nghệ thuật, Tiffany Lau cũng là ứng viên có hồ sơ hoàn hảo.


Tiffany Lau trúng tuyển Harvard nhờ bộ hồ sơ hoàn hảo. Ảnh: Abc News.
Nhờ đó, cô trở thành sinh viên ngành Lịch sử & Văn học, Sân khâu, Vũ đạo & Truyền thông tại ĐH Harvard. Nữ sinh 20 tuổi khẳng định cuộc đua vào trường hàng đầu luôn có tính cạnh tranh cao.

Cô tin tưởng tất cả ứng viên, bất kể màu da, sắc tộc, cần hiểu rõ cơ hội trúng tuyển không chỉ phụ thuộc bảng thành tích tuyệt vời và hồ sơ ấn tượng. Lau giải thích để nhìn nhận tổng thể một người, giám khảo phải đánh giá các yếu tố làm nên bản sắc của người đó.

"Sắc tộc là bộ phận trung tâm trong cách một người hướng đến thế giới, cách họ trưởng thành và họ là ai", nữ sinh gốc Trung bày tỏ.

Cùng quan điểm, Tang tin tưởng các trường hoàn toàn hợp lý khi tuyển sinh dựa trên nhiều yếu tố. Anh cho rằng nếu trường không đặt ra tiêu chí tuyển sinh để phù hợp những ứng viên có bối cảnh văn hóa khác nhau, họ sẽ chỉ tuyển được hàng loạt sinh viên tương tự nhau, đánh mất sự đa dạng.

Ở một góc nhìn khác, không ít người đồng tình với Edward Blum, chỉ trích cơ chế tuyển sinh hiện tại là "sự thật xấu xí".

Micheal Paik, sinh viên năm cuối tại ĐH Pennsylvania từng đạt 2.300 điểm SAT, giữ bảng thành tích toàn điểm A, đã phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình làm hồ sơ để định hình bản thân khác với những sinh viên gốc Á thông thường.

Anh cho biết các gia đình người Mỹ gốc Á vẫn giữ quan điểm nuôi dạy con chú trọng điểm số, khiến cuộc cạnh tranh vào đại học khốc liệt hơn. Vì thế, dù hiểu rõ quá trình chạy đua vào trường hàng đầu không dễ, Paik vẫn cảm thấy các trường bất công với sinh viên gốc Á.


Micheal Paik được dạy rằng anh có thể trượt đại học chỉ vì là người gốc Á. Ảnh: Abc News.
Trong khi đó, mẹ anh, bà Michelle Paik, nhận thức rõ cơ chế tuyển sinh mà bà cho là bất công này. Bà có 5 người con, hai con lớn đang học đại học và 3 người còn lại vẫn phấn đấu để đặt chân vào môi trường giáo dục bậc cao.

Bà đã sốc khi biết hai con trúng tuyển vào trường hàng đầu dù trong quá trình học, họ luôn đứng đầu lớp. Không phải bà Paik thiếu tin tưởng vào con mà trên thực tế, bà cũng như hai con hiểu rõ tiêu chuẩn đối với sinh viên gốc Á luôn cao hơn.

Dù không muốn làm con nản lòng, bà phải thường xuyên cảnh báo con rằng đạt thành tích tốt, họ vẫn có nguy cơ lớn bị đánh trượt chỉ vì là người gốc Á. Bà phản đối cơ chế tuyển sinh hiện tại đồng thời cho rằng trường nên đưa ra chính sách ưu đãi dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội của ứng viên.

Bà đặt ra vấn đề khi những ứng viên có chung xuất thân, hưởng nền giáo dục tương tự, tại sao một số người lại được ưu tiên nhờ dòng họ và màu da của họ. Bà mẹ 5 con thường chia sẻ suy nghĩ này với những phụ huynh cùng cảnh ngộ. Họ thấu hiểu nhau trong nỗi bất lực khi con mình bị đánh trượt.

"Hiện tại, chúng tôi chẳng thể làm gì ngoài chấp nhận sự bất công này và nỗ lực nhiều hơn nữa", bà Paik nói.

Năm 2016, dựa trên quan điểm của bà, Gallup tiến hành khảo sát về vấn đề này. 65% người tham gia khảo sát phản đối việc đưa yếu tố sắc tộc vào quá trình tuyển sinh. Cuộc bỏ phiếu cho thấy số đông người Mỹ mong muốn các trường chấm dứt tình trạng bất công đối với sinh viên gốc Á. Phụ huynh và học sinh ủng hộ vụ kiện năm 2014 vì đây là cơ hội để họ bày tỏ nỗi thất vọng đồng thời đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng.

Họ hy vọng thế hệ trẻ sẽ không bị phân biệt đối xử như cách Harvard đã áp dụng với sinh viên Do Thái vào thập niên 20 của thế kỷ trước.

Cuộc đấu tranh vì công bằng tuyển sinh đã kéo dài hàng thập kỷ qua. Trong khi Bộ Tư pháp bắt tay vào giải quyết, nước Mỹ chắc chắn tiếp tục tranh luận về yếu tố sắc tộc trong quá trình lựa chọn sinh viên.

"Nó giống như chơi xổ số. Bạn có thể đạt được nhiều thứ nhưng hoàn toàn chẳng có gì đảm bảo điều đó cả", bà Michelle Paik nhận định.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 12-18-2017
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	83.5 KB
ID:	1149221 Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	161.8 KB
ID:	1149222 Click image for larger version

Name:	172.jpeg
Views:	0
Size:	106.2 KB
ID:	1149223 Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	45.6 KB
ID:	1149225
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05042 seconds with 14 queries