Những quốc gia ở châu Á vô cùng thích ăn thịt chó. Quá trình sát hại chó khiến người nhìn đau xót. Theo đó, những chú chó bị giết bằng súng phun lửa đến chết khiến bạn phải rùng mình.
Theo một cuộc điều tra do tổ chức hoạt động vì quyền động vật Dog Meat-Free Indonesia thực hiện, có tới 90% số chó dùng cho việc giết thịt trên địa bàn tỉnh Sulawesi Utara, Indonesia từng là thú cưng hoặc thú hoang bị kẻ xấu bắt trộm.
Đại diện tổ chức này cho biết: "80% trong số đó tới từ nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ Indonesia. Dù biết việc tiêu thụ như vậy là vi phạm luật phòng chống bệnh dại của quốc gia, song những tay buôn vẫn chấp nhận rủi ro và thường xuyên vận chuyển chó qua địa giới các tỉnh".
[YOUTUBEVIDEO]4oTe5sYfY4E[/YOUTUBEVIDEO]
Hàng nghìn chú chó bị đập chết, thui chín bằng súng phun lửa.
Tại hơn 200 khu chợ buôn bán động vật sống trên địa bàn tỉnh Sulawesi Utara, mỗi tuần có hàng nghìn chú chó nhận cái kết bi thảm ngay trước sự chứng kiến của người dân: Chúng bị cây gậy sắt đập mạnh vào đầu, bị thui chín bằng súng phun lửa dù chưa rõ là chết hay chưa.
Cuối cùng, chủ các sạp bán hàng sẽ chặt thịt chó thành nhiều miếng để bán cho người tiêu dùng.
Những chú chó bị cây gậy sắt đập mạnh vào đầu.
Nhóm điều tra viên của DMFI còn chứng kiến đủ các loài động vật hoang dã bị cấm săn bắt như dơi, rắn và những loài bò sát khác được bày bán công khai. Tuy nhiên, man rợ nhất vẫn là cảnh giết thịt chó mèo.
Theo bà Lola Webber, điều phối viên chiến dịch của tổ chức Dog Meat-Free Indonesia cũng như nhà đồng sáng lập của quỹ Change For Animals Foundation chia sẻ: "Sau khi chịu sự đối xử tàn bạo của thương lái trên suốt quãng đường thu gom, đa phần các con vật đều có dấu hiệu bị thương hoặc mang bệnh nặng.
Chúng còn bị nhồi nhét trong lồng sắt chật hẹp, sợ tới mức run rẩy khi phải chứng kiến đồng loại kêu thét đau đớn, mùi da thịt cháy khét hòa lẫn với máu tươi vương đầy dưới nền đất. Đó là những trải nghiệm đáng ghê sợ và không thể nào quên".
Chúng còn bị nhồi nhét trong lồng sắt chật hẹp, sợ tới mức run rẩy khi phải chứng kiến đồng loại tử vong.
Về mặt tôn giáo, chỉ có khoảng 7% dân số không theo đại Hồi tại Indonesia được phép ăn thịt chó. Nhưng quốc gia với 240 triệu dân này lại tiêu thụ tới hơn một triệu đầu chó mỗi năm.
"Nó được coi là món ăn truyền thống ở một số địa phương, thường xuất hiện trên mâm cơm vào các dịp lễ tết hay hội họp gia đình - bao gồm cả đám cưới và sau lễ rửa tội cho trẻ nhỏ.
Thậm chí, nhiều người coi thịt chó như thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh về da liễu, sốt xuất huyết, hen suyễn hoặc nâng cao thể lực của phái mạnh", bà Webber nói thêm.
Những con vật đáng thương bị thui chín bằng súng phun lửa dù chưa rõ là chết hay chưa.
Vài năm gần đây, xu hướng sử dụng thịt chó bỗng gia tăng mạnh mẽ khiến chính quyền Indonesia cảm thấy rất quan ngại. Họ tỏ ra lo lắng trước nguy cơ lây truyền bệnh dại từ hoạt động man rợ này.
Một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Sulawesi Utara cho thấy, khoảng 7,8% đến 10,6% số chó bị giết thịt ở địa phương bị nhiễm bệnh dại.
Đồng thời, khu vực này cũng là một trong những địa phương có số lượng người dân tử vong vì bệnh dại cao nhất toàn quốc, đặc biệt là huyện Minahasa - nơi tồn tại nhiều khu chợ buôn bán động vật sống với quy mô lớn.
Mỗi tuần có hàng nghìn chú chó nhận cái kết bi thảm ngay trước sự chứng kiến của người dân.
Bà Kelly O'Meara tới từ tổ chức phi lợi nhuận Humane Society International nhận định: "Những hình ảnh tàn nhẫn nhằm vào động vật được thực hiện công khai ở các khu chợ. Tôi thực sự rùng mình khi chứng kiến nền đất luôn dính đầy máu tươi, thịt vụn kèm theo nội tạng bị ruồi nhặng bu kín.
Tất cả đang tạo nên mối nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của cộng đồng, và hoàn toàn vi phạm luật phòng chống bệnh dại tại Indonesia.
Nếu muốn xóa sổ hoàn toàn bệnh dại vào năm 2020, tôi nghĩ chính quyền cần nhanh chóng đình chỉ hoạt động, hoặc đóng cửa vĩnh viễn nhiều khu chợ tương tự trong thời gian sớm nhất".
Khoảng 7% dân số không theo đại Hồi tại Indonesia được phép ăn thịt chó.
Hiện chưa có bằng chứng xác thực về việc con người có thể bị nhiễm bệnh dại sau khi ăn thịt của những con vật mang mầm bệnh từ trước.
Tuy nhiên, tình trạng mất vệ sinh tại các lò mổ cũng như việc thiếu kiểm tra an toàn thú y đối với các chú chó bị giết thịt đã khiến chính quyền Indonesia cảm thấy quan ngại, bởi điều kiện môi trường như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe củ cộng đồng – bao gồm cả chủ sạp hàng và người tiêu dùng.
Indonesia tiêu thụ tới hơn một triệu đầu chó mỗi năm.
Những hình ảnh tàn nhẫn nhằm vào động vật được thực hiện công khai ở các khu chợ.
Đa phần các con vật đều có dấu hiệu bị thương hoặc mang bệnh nặng.
VietBF © Sưu Tầm