Việc triển khai quân giải cứu Syria trong xung đột với Israel của Liên Xô đă suưt dẫn tới cuộc đối đầu hạt nhân với Mỹ.
Vào 6/10/1073, quân đội Ai Cập và Syria đă tấn công các cứ điểm của Israel ở bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan, dẫn tới cuộc chiến Yom Kippur. Việc Liên Xô và Mỹ ủng hộ trái phe đă suưt dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo National Interest.
Xe tăng Israel bị phá hủy trong ngày đầu cuộc chiến Yom Kippur. Ảnh: Wikipedia.
Bị đánh úp bất ngờ, quân đội Israel để lực lượng Ai Cập tiến sâu vào bán đảo Sinai và bị Syria đánh bật khỏi Cao nguyên Golan, hai khu vực họ chiếm được trước đó.
Đến ngày 11/10, Israel chặn đứng cuộc tấn công của Syria và mở chiến dịch phản công, đưa lực lượng thiết giáp, bộ binh Israel áp sát thủ đô Damascus của Syria. Tại bán đảo Sinai, quân đội Israel cũng băng qua kênh đào Suez hôm 15/10 và bất ngờ chiếm một đoạn bờ biển của Ai Cập, cắt đứt đường tiếp tế của nước này cho lực lượng trên lănh thổ Israel.
Nỗ lực dàn xếp đ́nh chiến bất thành cùng nguy cơ đồng minh Arab thất bại trước Israel khiến lănh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gửi thông điệp cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, trong đó cảnh báo Moskva sẽ đơn phương hành động nếu Washington không phối hợp giải quyết vấn đề.
Bầu không khí khủng hoảng bao trùm Nhà Trắng khi có báo cáo cho thấy các sư đoàn đổ bộ đường không và hải quân Liên Xô được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô đă tăng gần gấp đôi số tàu chiến tại Địa Trung Hải lên 100 chiếc. Bộ trưởng Quốc pḥng Liên Xô Andrei Grechko c̣n đề xuất đưa quân đánh chiếm Cao nguyên Golan nhằm giải cứu Syria.
Dù không muốn nổ ra chiến tranh, Mỹ cũng lo ngại đánh mất uy tín và tầm ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông nhiều dầu mỏ nếu không có hành động cụ thể. Nhà Trắng cho rằng Liên Xô sẵn sàng vượt qua lằn ranh đỏ của Mỹ. "Chúng tôi quyết tâm chống lại việc Liên Xô can dự vào Trung Đông, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết", cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhớ lại.
Đêm 24/10/1973, Mỹ nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu (DEFCON) lên cấp độ ba ở mọi căn cứ trên thế giới. DEFCON 3 được xác định là cấp độ sẵn sàng chiến đấu trên mức thông thường, trong đó yêu cầu không quân Mỹ huy động lực lượng chiến lược trong ṿng 15 phút kể từ khi có lệnh.
Đây cũng là cấp báo động toàn cầu cao nhất trong lịch sử Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Mỹ từng chuyển sang trạng thái DEFCON 2, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân nhưng không áp dụng trên quy mô toàn cầu.
Quân đội Mỹ bắt đầu huy động các đơn vị lính dù và oanh tạc cơ từ Guam, sẵn sàng cho kịch bản xung đột quy mô lớn, thậm chí là cả chiến tranh hạt nhân. "Sự căng thẳng của hạm đội hai bên có thể thấy rơ ở khu vực Địa Trung Hải", sử gia Abraham Rabinovich viết.
Tàu khu trục Liên Xô thường xuyên bám đuôi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Chiến đấu cơ Mỹ cũng quần đảo bên trên hạm đội Liên Xô, sẵn sàng tung đ̣n tấn công. Các tàu ngầm hai bên cũng liên tục theo dơi đối phương.
Lănh đạo Liên Xô dường như đă bất ngờ trước phản ứng mạnh của Mỹ. "Khó có thể hiểu nổi v́ sao Washington dễ bị kích động đến vậy", Nikolai Podgorny, người đứng đầu chính phủ Liên Xô lúc đó, hồi tưởng.
Sau động thái chuyển trạng thái báo động của Mỹ, Liên Xô quyết định không mạo hiểm tham chiến để hỗ trợ Ai Cập và Syria. Moskva cũng không triển khai quân đến Trung Đông, dù vẫn duy tŕ t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Đến cuối tháng 10/1973, xung đột Arab-Israel kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn.
VietBF © Sưu tầm