Một thiên thạch nặng 12 tỷ tấn va vào Greenland 12.000 năm trước tạo ra miệng hố khổng lồ có kích thước lớn hơn thủ đô Paris (Pháp) được phát hiện dưới một sông băng với sức công phá tương đương 700.000.000 quả bom hạt nhân.
Miệng hố có kích thước lớn hơn thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: AFP)
Nghiên cứu được các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, công bố trên tạp chí Science Advances. Họ lần đầu phát hiện ra miệng hố này từ năm 2015 và tiếp tục t́m hiểu để kiểm chứng kết quả trong suốt 3 năm qua.
Nhóm nghiên cứu đă dùng những radar hiện đại để t́m ra miệng hố thiên thạch khổng lồ có đường kính 31 km, nằm sâu 800 m dưới sông băng Hiawatha ở Greenland. Đây là một trong số 25 miệng hố thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất và là miệng hố đầu tiên được phát hiện dưới một sông băng.
Miệng hố thiên thạch được phát hiện dưới sông băng tại Greenland. (Ảnh: NASA)
Nguyên nhân tạo ra miệng hố có thể là một thiên thạch bằng sắt nặng khoảng 12 tỷ tấn va chạm vào Greenland trong kỷ Băng hà cuối cùng với sức công phá tương đương 700.000.000 quả bom hạt nhân.
Các nhà khoa học cho rằng, vụ va chạm đă làm rất nhiều mảnh vỡ của thiên thạch bắn ra các khu vực xung quanh, làm tan chảy một lượng lớn băng, gây ảnh hưởng tới ḍng chảy của đại dương trên toàn khu vực và gây xáo trộn thời tiết.
Nhóm nghiên cứu đang cố thu thập các mảnh vỡ của thiên thạch tại khu vực miệng hố để xác định chính xác thời gian xảy ra vụ va chạm và ảnh hưởng của nó lên đời sống của các loài trên Trái Đất vào thời điểm đó.