Sau khi hai Mỹ - Trung căng thẳng tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea, khiến cuộc họp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Argentina hy vọng có thể đem đến một thỏa thuận.
Dư luận đang tập trung vào cuộc gặp sắp diễn ra giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Ảnh: CNBC.
Từ trước đến nay, phong cách thường thấy của Tổng thống Mỹ là sẽ gia tăng chỉ trích để sau đó đồng ý thương lượng, đổi lấy một thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Trump đã chỉ trích Mexico và Canada trong nhiều tháng, tuyên bố 2 nước này lợi dụng các công ty Mỹ thông qua thương mại, nhưng 3 nước đã đạt được thỏa thuận mới vào cuối tháng 9 năm nay để thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Vì vậy, rất nhiều người cho rằng cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Trump sắp tới có thể đem đến một thỏa thuận.
Tuy nhiên, Paul Gruenwald, kinh tế trưởng của S&P Global Ratings, cho rằng, ông Trump sẽ trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc so với Mexico và Canada.
Cách tiếp cận với Trung Quốc là khác biệt. Tổng thống Trump đã nhiều lần công kích Trung Quốc vì trộm cắp tài sản trí tuệ, tạo ra rào cản đối với các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc và sự mất cân bằng thương mại lớn giữa hai nước.
Sự khác biệt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã được thể hiện đầy đủ tại hội nghị thượng đỉnh APEC cuối tuần qua, dẫn đến việc lần đầu hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung.
Gruenwald nói ông không ngạc nhiên khi Mỹ - Trung không đạt được tiến triển tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea. G-20 là "một diễn đàn tốt hơn" để thảo luận về các vấn đề này.
Tại Buenos Aires, hai nhà lãnh đạo được dự kiến sẽ có cuộc gặp với vấn đề thương mại sẽ được tập trung trong chương trình nghị sự. Căng thẳng thương mại giữa hai nước đã trở thành tâm điểm trong năm nay, khi cả hai bên áp đặt thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu của nhau.
Lo ngại rằng căng thẳng Mỹ-Trung Quốc có thể cản trở tăng trưởng cũng như làm rung chuyển thị trường toàn cầu, Hannah Anderson, chiến lược gia về trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management cho rằng, nếu có một thỏa thuận hoặc thông tin tích cực từ cuộc gặp bên lề G-20, thì nhiều khả năng đó là một nỗ lực để làm dịu căng thẳng và một tuyên bố mang tính biểu tượng, chứ không phải là một thay đổi thực sự trong việc giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai các quốc gia.
Cùng quan điểm với bà Anderson, Jim Cramer của kênh truyền hình CNBC cho rằng, những phát ngôn cứng rắn của "Phó Tướng" Mike Pence tại APEC khiến bất kỳ tiến triển tại cuộc gặp sắp tới bên lề G-20 trở nên khó khả thi hơn.
Trong khi các nhà đầu tư cho rằng những phát ngôn này chỉ nhằm để có được thỏa thuận tốt hơn, người dẫn chương trình "Mad Money" của CNBC đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Những phát ngôn mạnh mẽ của ông Pence cuối tuần qua chỉ là một phần mở rộng hơn nữa của cuộc Chiến tranh Lạnh và dường như đang nóng hơn mỗi ngày, ông Cramer nói.