Cá không c̣n là thực phẩm ‘siêu sạch’ như bạn nghĩ. Ăn cá có những rủi ro ǵ? Môi trường đang bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cá chúng ta ăn hàng ngày.
ảnh minh họa
Trang Business Insider vừa đưa ra khuyến cáo về thói quen ăn cá hàng ngày và cơ sở khoa học để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
Cá giàu dinh dưỡng
Nhiều loại cá giàu vitamin như vitamin A, vitamin D, canxi và magiê. Một số giống có hàm lượng axit béo omega-3 cao giúp duy tŕ huyết áp ở mức ổn định, giảm nguy cơ viêm khớp, trầm cảm, Alzheimer, sa sút trí tuệ, tiểu đường và hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ư).
Bên cạnh đó, một lượng cá thích hợp được thêm vào khẩu phần ăn hàng tuần c̣n có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Phụ nữ, phụ nữ có thai, đang cho con bú và cả trẻ nhỏ nên ăn cá và các loại hải sản ít nhất một lần một tuần để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Rủi ro từ đâu?
Nhưng, tiêu thụ cá hàng ngày có thể khiến bạn gặp phải một số rủi ro. Với môi trường bị ô nhiễm như hiện nay, trong thịt cá có thể chứa một số chất độc bao gồm thủy ngân, Polychlorinated Biphenyls (PCBs) và các chất độc khác.
Chất ô nhiễm chúng ta nghe thấy nhiều nhất hiện nay là thủy ngân. Khi mức thủy ngân tích trữ đủ lớn, nó có thể làm tổn thương dây thần kinh ở người lớn và phá vỡ sự phát triển của năo và hệ thần kinh ở thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
C̣n PCBs ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, cơ quan sinh sản và hoạt động của hoóc-mon nữ trong cơ thể.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hàm lượng các chất động ở trong cá là rất thấp, do đó, rủi ro nhiễm độc vào cơ thể người chỉ nằm ở mức tối thiểu. Nhưng, bởi v́ các loại chất này tồn tại dai dẳng, khó phân hủy và có khả năng tích trữ trong mỡ động vật, v́ vậy khả năng ngộ độc từ cá không thể bị loại trừ.
Một số loại cá như cá ngừ đóng hộp, cá tuyết, cá hồi và tôm là lựa chọn tốt v́ chúng có lượng độc tố thấp; không nên chọn cá thu, cá mè, cá ngừ mắt to v́ có hàm lượng độc tố cao. C̣n cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá hồng vàng... chứa nhiều thủy ngân hơn loại khác.