Lá thư gởi từ Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ từng giúp gia đ́nh ông thoát khỏi Việt Nam năm 1975. (Steve Roberts Jr./Virginia Gazette)
WILLIAMSBURG – Ông Tony Phạm từng là một công tố viên trước khi giữ chức cai quản một nhà tù tại tiểu bang Virginia. Mới đây, trong mùa lễ cuối năm, ông đă tṛ chuyện với nhật báo The Virginia Gazette, kể lại sự việc ông đă lưu trữ, trân quư một lá thư mà ông nói là nhờ lá thư đó mà gia đ́nh ông đă thoát ra khỏi Việt Nam, được tị nạn và sống ở đất nước tự do. Dưới đây là bài viết của kư giả Steve Roberts Jr., về lá thư nói trên của Tony Phạm, đăng trên báo Virginia Gazette ngày 20 tháng 11, 2018.
*
Một cách cẩn thận, Tony Phạm rút bản sao photocopy thứ tư của một cái mà ông gọi là “thẻ lên máy bay” của gia đ́nh ông từ chiếc ví da màu đen và mở nó ra.
Tony Phạm, 45 tuổi, cư ngụ tại Henrico, ngồi ở bàn giấy trong nhà tù khu vực Virginia Peninsula Regional Jail, cầm bức thư từng giúp gia đ́nh ông thoát khỏi Việt Nam năm 1975. (Steve Roberts Jr./Virginia Gazette)
Lá thư ghi ngày 19 tháng Tư, 1975, là thời điểm đánh dấu hồi kết thúc của quăng đầu đời của Tony Phạm ở Việt Nam, chỉ vài ngày trước khi Sài G̣n thất thủ.
Một người Mỹ gốc Việt biết ơn một lá thư đă cứu năm mạng người. Đó là kỷ niệm sẽ không bao giờ quên. Khi đó ông mới 2 tuổi, là ngày ông, mẹ và hai em gái của ông được bước lên một chuyến bay thương mại cuối cùng rời khỏi Việt Nam và bay đến Guam trước khi kết thúc chuyến bay tại Fort Chaffee, Arkansas.
Tony Phạm nói, “Trong khoảng thời gian đó, nếu không có lá thư đó, gia đ́nh tôi sẽ không được bước qua cánh cổng. Chúng tôi rất may mắn biết được một người quen với d́ của tôi, người ấy đă có đủ ḷng tốt để cứu một gia đ́nh.”
Tony Phạm, nay 45 tuổi, hồi đó mới 2 tuổi. Thậm chí ngày nay, những câu chuyện về việc họ thoát khỏi miền Nam Việt Nam vẫn làm cho người ta xúc động.
Cha của Tony Phạm là một kỹ sư làm việc cho Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Lá thư cho biết cha của ông đă thoát ách cộng sản từ Hà Nội chạy vào Sài G̣n với gia đ́nh họ hàng vào năm 1954, sau cuộc thanh trừng ở miền bắc.
“V́ đă từng thoát cuộc tàn sát trước đây ở Hà Nội, Đại úy Thăng (Phạm) và gia đ́nh của ông có nguy cơ bị sát hại lần nữa sau năm 1975,” ông Tony Phạm giải thích về nội dung lá thư mà gia đ́nh ông đă cầm theo để trao cho các viên chức Hoa Kỳ. Nhờ vậy mà họ đến được đất nước tự do năm 1975.
Ba tháng sau khi ông cùng mẹ và hai em đến Arkansas, cha của ông cũng may mắn thoát khoải Việt Nam.
Tony Phạm nói về việc họ đến Arkansas, “Chúng tôi là một gia đ́nh bệ rạc. Có nhiều người tị nạn như chúng tôi, nhưng chúng tôi đă đến được nơi này. Một cách kỳ diệu, sau khoảng 90 ngày, cha tôi đă có thể t́m ra được chúng tôi.”
Ông Phạm Thăng đă ở lại vị trí của ông v́ lính đào ngũ sẽ bị bắn, khi vợ và gia đ́nh được lên máy bay thoát ra khỏi Việt Nam, theo lời của Tony.
Sau một thời gian ở Arkansas, cuối cùng gia đ́nh đă dời đi nơi khác, với sự giúp đỡ của tổ chức từ thiện Commonwealth Catholic Charities. Họ dọn tới một căn nhà chung cư có một pḥng ngủ, được trợ cấp ở Henrico County, mà sau đó chung cư bị san bằng để xây mới.
Cha mẹ của Tony Phạm đă làm hai công việc. Gia đ́nh phải vất vả kiếm sống. Phần ăn chính yếu của họ là một chén cơm và một trái trứng mỗi ngày,
Tony Phạm kể, “Ba tôi làm thợ sửa xe. Ông gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh, nhưng ông khéo tay và từng là một kỹ sư.”
Mẹ của Tony Phạm làm thợ may, và làm việc tại một rạp chiếu phim ở Carytown, Richmond.
“Đó là những điều tôi nhớ khi lớn lên. Những điều đó vẫn c̣n ở bên tôi hôm nay.”
Cha mẹ của Tony Phạm đều có tŕnh độ học vấn và luôn nhấn mạnh với ba đứa con là phải siêng học và siêng làm việc. Tony nói, “Giáo dục tạo nên sự b́nh đẳng. Khi bạn thất bại và không có ǵ cả, bạn vẫn có thể được đi học ở Mỹ. Bạn phải đi đến trường mà học.”
Trong năm 1995, Tony Phạm tốt nghiệp trường College of William and Mary, và cuối cùng theo đuổi một sự nghiệp trong ngành luật với chức vụ công tố viên.
Ông nói, “Khi bạn có kiến thức, đó là điều mà người ta không thể lấy mất của bạn. Tôi đến vào một thế giới mà người ta đă lấy đi mọi thứ… điều duy nhất họ không bao giờ lấy được là những ǵ tôi đạt được trong giáo dục.”
Là một công tố viên, ông ra sức để đưa người ta vào tù; bây giờ ông là viên chức cai quản nhà tù.
Tony Phạm đă được chức tổng thanh ra nhà tù Virginia Peninsula Regional Jail cách đây một năm; ông và vợ ông cũng đang nuôi dạy hai con ở tuổi thiếu niên.
Bức thư đó từ năm 1975 chỉ là khởi đầu cho Tony Phạm. Ông không bao giờ quên nguồn gốc mà từ đó ông tới đây, hoặc làm thế nào mà ông có được những ǵ ông đang có: siêng năng làm việc, vận may, chăm sóc cha mẹ.
Tony Phạm nói về những người Việt Nam tị nạn, “Bạn nghĩ về lịch sử của chúng tôi ở đất nước này. Thậm chí tôi không thuộc thế hệ (người Mỹ) đầu tiên. Có những người đă chết trong cuộc chiến đó để cho một đứa trẻ như tôi một ngày nào đó trở thành người điều hành một nhà tù. Tôi rất biết ơn v́ được sống, biết ơn cha mẹ tôi, biết ơn 58,000 người lính Mỹ đă sinh mạng sống để cho cộng đồng của tôi có thể đến được đất nước này.”