Người Do Thái rất thông minh- Điều đó ai cũng biết. Nhưng tại sao họ luôn giàu có hơn người. Chúng ta cùng t́m hiểu.
Bí quyết khiến người Do Thái giàu có trên thế giới đó là coi giá trị của sự vật ở óc sáng tạo của ḿnh chứ không phải ở bản thân sự vật.
Quan điểm 1+1>2
Nhiều năm trước, trong trại tập trung của Auschwitz, một người cha Do Thái nói với con trai: “Bây giờ chúng ta không có của cải ǵ, tài sản duy nhất chính là trí tuệ, khi người khác trả lời 1+1=2, con nên nghĩ là 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston- Mỹ buôn bán đồ đồng. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi; “Con có biết giá trị của một cân đồng là bao nhiêu không?”. Cậu bé đáp chắc chắn “35 xu ạ”. Người cha nói: “Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texax đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu, nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết giá mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hăy thử.
Đúng như lời dạy của cha, anh không chỉ dùng đồng làm khóa cửa, mà c̣n làm dây cót của đồng hồ Thụy Sĩ và làm huy chương của thế vận hội Olympic. Anh đă từng bán một cân đồng với giá 3500 đô la. Vào năm 1974, chính phủ bắt đầu kêu gọi các công ty, tổ chức thanh lí những phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Nhưng mấy tháng trôi qua, mà không có công ty nào muốn làm việc này.
Sau khi nghe tin tức trên, anh lập tức đến kư hợp đồng với chính phủ và lập tức bắt tay vào làm việc: Anh đem nung chảy những vật liệu đồng c̣n dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ; Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng; Ch́ và nhôm anh thành những chiếc ch́a khóa và bán rộng răi trên thị trường, thậm chí những bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa.
Sau ba tháng, anh đă biến đống phế liệu đó thành một món tiền với giá 3.500 ngh́n đô, như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đă tăng lên gấp một vạn lần. Bây giờ, anh không c̣n bị gọi là cậu bé “ngốc nghếch” năm nào nữa, mà đă trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Mc Call.
Giá trị của một cân đồng rốt cuộc là bao nhiêu? Qua ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu được rằng giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc người đó biết vận dụng đầu óc trí tuệ để sử dụng sự vật đó thế nào.
Người Do Thái đă giáo dục con cái họ từ nhỏ rằng, tài sản đích thực chính là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới không bị ai tranh giành. Đó là quan niệm giáo dục sáng suốt, cũng được kiểm chứng qua ví dụ trên: Khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 th́ bạn nên kiên tŕ quan điểm của ḿnh là 1+1 >2.
Trong xă hội công nghiệp hóa, người Do Thái luôn coi trọng việc giáo dục con cái sự thông minh nhạy bén. Có thể có người coi thường sự thông minh hoặc không tán thành sự thông minh đó, nhưng thực ra, sự thông minh nhạy bén của người Do Thái bắt nguồn từ thái độ của họ. Người Do Thái không coi sự thông minh nhạy bén là mục đích, mà là điều cần thiết để áp dụng trong cuộc sống. Ở dân tộc Do Thái, chưa có ai dùng sự thông minh của ḿnh khuyên người khác làm những việc tổn hại đến lợi ích của họ và có lợi cho ḿnh. Họ chỉ kiếm tiền một cách thông minh, tích lũy tài sản mà không vi phạm đạo đức và pháp luật.
10 định luật làm giàu nổi tiếng của người Do Thái
1. Tư duy của Edison: Thất bại là mẹ thành công
2. Hiệu ứng Matthew: Nhất định phải trở thành người dẫn đầu
3. Định luật dao cạo Occam: Hăy đơn giản hết mức!
4. Định luật đồng hồ: Một người không thể có hai người chỉ huy
5. Định luật thùng gỗ: Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất
6. Định luật rượu và nước bẩn: Kịp thời dẹp sạch phần tử tiêu cực
7. Hiệu ứng ruồi ngựa: Con ngựa lười biếng ra sao, chỉ cần có ruồi ngựa cắn chích cũng sẽ hăng hái tinh thần
8. Tư duy cá bống: Không theo trào lưu, học cách suy nghĩ độc lập
9. Tư duy Florence: Mục tiêu giống như hải đăng, đủ sáng mới có thể chỉ dẫn tàu thuyền
10. Tư duy tương quan: Không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại độc lập