Nếu INF bị hủy bỏ có rát nhiều hệ lụy khác. Nga đang lo lắng rằng sau đó Mỹ sẽ c̣n muốn rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khi chiến lược (New START). Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang treo ngay trước mặt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đă bày tỏ lo ngại về việc Hiệp ước cắt giảm vũ khi chiến lược (New START) đang trên bờ vực của sự hủy bỏ.
"Tôi đă nghe thấy những tuyên bố về việc nếu INF không c̣n tồn tại th́ New START cũng sẽ đứng trước bờ vực bị hủy bỏ. Những hành động này sẽ mang lại những nguy cơ hạt nhân với toàn thế giới" - Ngoại trưởng Nga bày tỏ lo lắng với ông Dunford.
New START được kí kết vào năm 2010 giữa cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama.
Hiệp ước này giới hạn số đầu đạn hạt nhân và các phương tiện triển khai vũ khí hạt nhân mà Nga và – Mỹ có thể sở hữu.
Nó thay thế hiệp ước cũ, được kí bởi Mỹ và Liên-xô và sẽ hết hạn vào năm 2021 với một tùy chọn kéo dài thêm 5 năm.
Ông Lavrov cho rằng Washington đang có ư định theo đuổi các kế hoạch hạt nhân không tưởng, và INF chỉ là "nạn nhân đầu tiên" trong kế hoạch này của ông Trump.
"Việc Mỹ ngày càng gia tăng căng thẳng với Nga sẽ khiến mọi hiệp ước an ninh hạt nhân đều bị đe dọa. An ninh toàn cầu cũng v́ thế bị đe dọa" - ông Lavrov nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Mỹ Barack Obama kư kết New START năm 2010
Vào hôm 5/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington cho Moscow 60 ngày để quay trở lại tuân thủ INF nếu không muốn nh́n thấy Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
Trong khi đó, Nga khẳng định tên lửa 9M729 phóng bởi hệ thống Iskander-M không vi phạm INF như tuyên bố của Mỹ do nó có tầm bắn dưới 500km, đồng thời cáo buộc Washington đă sử dụng thông tin tinh báo sai sự thật nhằm lấy cớ cho việc hủy bỏ hiệp ước này.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump song song với việc đưa ra các cáo buộc nhằm vào Nga xung quanh việc nước này đang t́m cách phát triển các loại vũ khí vi phạm INF cũng đă cho rằng INF nên là một thỏa thuận đa phương, và cả Trung Quốc hay một số quốc gia có kho hạt nhân cũng phải tham gia vào.
Ông Donald Trump đang muốn thể hiện điều ǵ?
Người Nga đă cho rằng Mỹ không phải muốn đưa các nước có năng lực hạt nhân vào một hiệp ước chung, mà chỉ đơn thuần muốn phá hủy hàng loạt các thỏa thuận ràng buộc loại vũ khí nguy hiểm này mà các chính phủ tiền nhiệm phải rất khó khăn mới đạt được.
Không riêng INF, thời gian vừa qua Mỹ cũng đă đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay c̣n gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được h́nh thành từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama.
Các nhà phân tích đă từng cho rằng ông Trump chỉ đơn thuần đang nỗ lực đạp đổ tất cả những di sản mà Tổng thống tiền nhiệm Obama đă thực hiện được.
The Federlist dẫn lời nhà báo Sean Davis cho rằng INF chỉ là một cái cớ để bắt đầu cho một bước đi mới: tiêu diệt New START - thành công được cho là vang dội nhất của ông Obama khi đối đầu với Moscow trên bàn đàm phán về một vấn đề liên quan đến quân sự vũ khí.
JCPOA với Iran cũng là một di sản của Obama. Cùng với các kế hoạch thanh trừng Obamacare hay rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP), Hiệp định Paris về vấn đề biến đổi khí hậu... càng khẳng định quyết tâm của ông Trump đối với các đời Tổng thống tiền nhiệm.
Ông Donald Trump trong buổi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Yếu tố thứ hai, sau khi thay đổi cục diện về quan hệ quốc tế sau khi hủy bỏ một loạt hiệp ước quan trọng, ông Donald Trump dường như muốn lợi dụng sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ với khả năng đàm phán của ḿnh để đưa thế giới về một trật tự mới.
Việc hậu thuẫn Israel ở Trung Đông và đối đầu với Iran cho thấy tư tưởng xoay trục lấy quốc gia Do Thái làm trọng tâm giải quyết mọi vấn đề Trung Đông của ông Trump.
Hoặc thay v́ gia tăng mối quan hệ với các quốc gia quanh Trung Quốc như TPP để ḱm chế cường quốc này, th́ ông Trump tuyên chiến một cách trực tiếp. Đây là những ví dụ đơn giản cho việc Tổng thống Mỹ đang muốn thể hiện những cái riêng của ḿnh thay v́ theo đuổi cách làm truyền thống.
Tuy nhiên, ông Trump không mang lại bất kỳ chiến thắng tuyệt đối nào. Những ǵ đến thời điểm hiện tại cho lại một loạt kết quả tiêu cực. Đáng quan ngại hơn, khi các thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân bị phá bỏ sẽ chỉ đẩy thế giới vào một nguy cơ lớn hơn.
Chưa biết ông Trump có thể trở thành ứng cử viên cạnh tranh vị trí Tổng thống Mỹ cho kỳ bầu cử 2 năm tới hay không, nhưng trong khi quyền lực vẫn tập trung trong tay vị Tổng thống này, nước Mỹ vẫn khó lường và đẩy thế giới vào một loạt nguy cơ.
Đến với nguy cơ cho khủng hoảng vũ khí hạt nhân, có lẽ đă không c̣n một giới hạn nào cho những sự thử nghiệm của ông Trump