Mới đây quan chức Mỹ đă tố cáo Nga mới chính là bên không muốn duy tŕ hiệp ước hạt nhân. Theo đó Nga đă vi phạm hiệp ước này trong nhiều năm qua. Dưới đây là 1 số thông tin về vụ việc. Quan chức Nhà Trắng cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước INF trong nhiều năm nhưng không thừa nhận, cho rằng Moskva không tôn trọng thỏa thuận này.
"Nếu Nga muốn cứu văn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đáng lẽ họ đă lập tức phá hủy các tên lửa hành tŕnh, bệ phóng và trang thiết bị vi phạm điều khoản thỏa thuận. Lănh đạo Nga không thừa nhận vi phạm INF sau 5 năm đàm phán, khiến chúng tôi kết luận rằng họ không nghiêm túc trong việc duy tŕ hiệp ước này ", Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Garrett Marquis hôm nay cho biết.
Tuyên bố được đưa ra sau khi quan chức Nga khẳng định Moskva và Washington nên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan tới INF. "Nga đă chuẩn bị sẵn sàng cho quá tŕnh này nếu Mỹ muốn thảo luận", Vladimir Ermakov, giám đốc Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho biết.
Trước đó, Nga cũng đề xuất Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết ủng hộ duy tŕ hiệp ước INF.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/12 ra thời hạn 60 ngày để cứu văn INF, khẳng định Washington sẽ không c̣n ràng buộc với hiệp ước được kư từ năm 1987 trừ khi Moskva loại bỏ tổ hợp Novator 9M729, biến thể tăng tầm của tên lửa hành tŕnh Iskander-K. Hiệp ước INF cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km, trong khi 9M729 bị Mỹ cáo buộc có tầm bay lên đến gần 5.000 km.
Căng thẳng đă khiến nhiều đồng minh của Mỹ lo ngại, cho rằng việc Washington rút khỏi INF sẽ mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân. Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Garesimov hôm qua tuyên bố Mỹ đang có "bước đi nguy hiểm", cảnh báo Nga có thể tấn công những địa điểm Mỹ đặt tên lửa ở châu Âu.