Sau khi Mỹ xác nhận sẽ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Moscow tỏ ra rất tức giận và cảnh báo sẽ có "các biện pháp đáp trả nếu các tên lửa của Mỹ đặt ở châu Âu đe dọa đến an ninh của Nga.
Mỹ cảnh báo rút khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này. (Ảnh: Sputnik)
Trả lời phỏng vấn báo Kommersant ngày 18/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết: "Washington đă công khai tuyên bố kế hoạch rút khỏi INF hồi tháng 10. Thông qua các kênh song phương, Washington xác nhận đây là quyết định cuối cùng, không phải là nỗ lực nhằm giành lợi thế đàm phán".
Thứ trưởng Ryabkov cũng nhấn mạnh, Moscow sẽ đáp trả nếu Mỹ t́m cách đặt các tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở châu Âu. "Nga không đe dọa ai, nhưng có sức mạnh và những biện pháp cần thiết để ngăn chặn bất cứ kẻ nào gây hấn", ông Ryabkov nói.
Về phần ḿnh, phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Quốc pḥng Nga hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin cho biết: "Những tuyên bố của Mỹ về việc rút khỏi INF gây quan ngại lớn. Động thái này có thể kéo theo những hậu quả rất tiêu cực và sẽ làm suy yếu đáng kể an ninh khu vực và toàn cầu". Nhà lănh đạo Nga cũng cảnh báo, quyết định này có thể hủy hoại cơ chế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 10 bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này khi theo đuổi việc chế tạo tên lửa hành tŕnh 9M729. Đầu tháng này, Washington tiếp tục cảnh báo sẽ ngừng tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận INF trong ṿng 60 ngày nếu không Nga quay lại tuân thủ hiệp ước.
Nga đă nhiều lần bác bỏ cáo buộc trên. Tại cuộc họp hôm qua, Tổng thống Putin cũng bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng Nga đang phát triển tên lửa hành tŕnh mặt đất. Người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định, hiện giờ Nga đă sở hữu các vũ khí có thể phóng từ biển hay từ trên không có chức năng tương tự.
Tổng thống Putin tiết lộ, quân đội Nga đă phóng thử thành công tên lửa hành tŕnh Kalibr phóng từ biển và tên lửa Kh-101 phóng từ trên không với tầm bắn lên tới 4.500km trong chiến dịch quân sự ở Syria. "Chúng tôi có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong phạm vi 4.500km. Nó có thể khiến các đối tác của chúng tôi lo ngại, nhưng thực tế nó không hề vi phạm INF", ông Putin nói. Ông nhấn mạnh, hiệp ước INF không cấm các tên lửa hành tŕnh phóng từ biển và từ không trung.
Mặt khác, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, Nga có thể dễ dàng chế tạo các tên lửa hành tŕnh mặt đất với tầm bắn như vậy nếu Mỹ vẫn kiên quyết rút khỏi INF. "Nếu chúng tôi đă sở hữu các hệ thống có thể phóng từ biển và từ không trung, sẽ không khó khăn ǵ để chúng tôi nghiên cứu và phát triển hệ thống phóng từ mặt đất nếu cần thiết", ông nói.
Tổng thống Putin gợi ư, các quốc gia khác đang chế tạo tên lửa tầm trung hoàn toàn có thể tham gia đàm phán để lập ra một hiệp ước mới (thay thế INF). “Tại sao không bắt đầu bàn đến việc các nước khác gia nhập hiệp ước hoặc thảo luận một thỏa thuận mới”, ông Putin nhấn mạnh.
Hiệp ước INF được kư kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ, yêu cầu loại bỏ các tên lửa hạt nhân và tên lửa thường tầm ngắn và tầm trung từ 500km đến 5.500km của cả hai quốc gia.
VietBF © sưu tầm