Mỹ quyết đấu Trung Quốc v́ 5G, nguyên nhân là ǵ vậy? V́ 5G – công nghệ liên lạc di động thế hệ 5 – sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ quân sự và an ninh. Đó là chưa nói đến những lợi ích thương mại to lớn.
Đó là một trong những lư do v́ sao Mỹ quyết kiềm chế Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ và buộc tội các công ty Trung Quốc phát triển mạng này.
Bối cảnh chiến tranh và an ninh mạng trong tương lai sẽ được thay đổi căn bản nhờ 5G. Nhưng các chuyên gia nói rằng 5G dễ bị tấn công hơn các công nghệ cũ, trong bối cảnh những mối quan ngại an ninh ngày càng lớn và Mỹ - Trung căng thẳng với nhau trên nhiều mặt trận đan xen, bao gồm thương mại, tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái B́nh Dương và cạnh tranh công nghệ.
Những điều đó là bối cảnh của những tranh căi xung quanh Huawei, nhà cung cấp linh kiện viễn thông lớn nhất thế giới.
Từ rất lâu trước khi công ty Trung Quốc này bị buộc tội ở Mỹ với rất nhiều tội danh, bao gồm đánh cắp các bí mật thương mại và vi phạm cấm vận của Mỹ, giới t́nh báo Mỹ đă nêu quan ngại rằng thiết bị viễn thông của Huawei có thể để “cửa hậu” để Trung Quốc do thám.
Huawei phủ nhận những cáo buộc này, nhưng những tranh căi qua lại cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của 5G và đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ khí công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đối với hầu hết mọi người, mạng thế hệ 5 chạy nhanh hơn 20 lần các mạng tiên tiến nhất hiện nay chỉ là sẽ giúp họ tải phim hay xem các nội dung trực tuyến nhanh hơn b́nh thường. Nhưng 5G c̣n có tiềm năng lớn hơn nhiều như vậy.
Các mạng hiện tại giúp kết nối người với người, c̣n 5G sẽ kết nối mạng lưới rộng lớn các cảm biến, robot và phương tiện tự hành thông qua trí tuệ nhân tạo phức tạp.
Cái gọi là internet vạn vật sẽ cho phép các sự vật “liên lạc “ với nhau thông qua trao đổi lượng dữ liệu lớn trong thời gian thực mà không cần sự can thiệp của con người.
Các phương tiện tự hành, việc phẫu thuật từ xa hay robot nấu bữa sáng cho con người – những điều trước đây chỉ tồn tại trong khoa học viễn tưởng – sẽ trở thành sự thật nhờ 5G.
Không chỉ thế, nhiều chuyên gia quân sự nhận định 5G sẽ trở thành nền tảng cho công nghệ quân sự trong tương lai.
Thay đổi chiến trường
Hăy tưởng tượng hai nhóm lính thù địch đang cùng ở trong một khu rừng. Họ di chuyển về phía trước nhưng vẫn xa nhau vài trăm mét. Mỗi người có một chiếc ṿng đeo tay trong đó hiển thị vị trí của đồng đội. Đây không phải công nghệ định vị vệ tinh, v́ việc nhận tín hiệu vệ tinh trong rừng rậm không ổn định. Đó là trao đổi giữa máy móc với máy móc.
Đột nhiên một người lính gặp kẻ thù và bị bắn bất tỉnh. Ṿng đeo tay xác định t́nh trạng sức khoẻ của anh ta thông qua cảm biến, rồi ngay lập tức thắt đai quanh đùi bị thương, tiêm một liều andrenaline rồi gửi tín hiệu cứu hộ đến bệnh viện dă chiến cũng như cho cả đội.
Nhận được tín hiệu gửi đến ṿng đeo tay, cả nhóm chuyển sang đội h́nh chiến đấu phối hợp và bao vây kẻ thù. Một chiếc trực thăng đến hiện trường để vận chuyển người lính bị thương, trong khi các xe bọc thép tự lái đến để hỗ trợ đội chiến đấu.
Hoặc tưởng tượng một trận chiến với một nhóm khủng bố. Thành phố đang mất điện và những kẻ khủng bố trốn trong một toà nhà văn pḥng trống. Một chiến dịch tấn công mạng được triển khai nhằm vào hệ thống kiểm soát âm thanh của toà nhà và thu thập sóng âm có độ nhạy cao bằng cách sử dụng micro của các camera giám sát – hệ thống vẫn hoạt động nhờ thiết bị tiêu thụ ít điện năng và chịu đựng lâu.
Sau khi nhận được dữ liệu âm thanh, phân tích bằng trí tuệ nhân tạo xác định vị trí của kẻ thù. Máy bay không người lái được điều khiển vào toà nhà qua cửa sổ và bắn hạ những tên khủng bố.
Đó không phải những cảnh phim, mà công nghệ đă hoặc sắp cho phép làm như vậy, v́ internet vạn vật được xây dựng trên 5G và trí tuệ nhân tạo giúp tái định h́nh phương thức chiến tranh.
Với khả năng chuyển nhiều dữ liệu hơn, độ trễ mạng ít hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn và ổn định hơn nhiều các công nghệ cũ, 5G được chờ đợi sẽ thay đổi công nghệ thông tin kỹ thuật số.
Nhờ 5G, dữ liệu có thể được chuyển với tốc độ lên tới 10 gigabytes/giây, nhanh hơn nhiều mạng 4G, và độ trễ được giảm xuống dưới 1 mili giây.
Những đặc điểm đó giúp tăng cường khả năng kết nối với các vị trí xa, kết nối các thiết bị cảm biến và robot, cho phép xe cộ, giao thông, nhà xưởng và công trường xây dựng trở nên tự động hơn.
Các phương tiện quân sự được gắn thiết bị liên lạc cũng có thể tạo thành internet vạn vật. Liên lạc diễn ra giữa các thiết bị mà không cần vệ tinh hay máy bay cảnh báo sớm, giúp tiết kiệm nguồn lực hạn chế cho các mục đích khác và giảm đáng kể chi phí hoạt động quân sự, một bài báo năm 2017 của tờ Tin tức quốc pḥng Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, nhận định.
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G. Các hăng công nghệ viễn thông nước này cho biết họ sẽ bắt đầu triển khai mạng 5G thương mại từ năm 2020.
Tuần trước, Huawei tung ra loại chip mà họ nói là modem 5G mạnh nhất thế giới.
Ngay sau đó, Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra bản cáo trạng 13 tội danh đối với Huawei cùng các công ty con và phó chủ tịch phụ trách tài chính Mạnh Văn Châu.
Nhưng những nghi ngờ về công nghệ 5G của Huawei và các hăng công nghệ Trung Quốc đă được nêu lên từ lâu. Năm 2012, Uỷ ban t́nh báo Hạ viện Mỹ đưa ra báo cáo nói rằng các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc gây ra mối đe doạ an ninh quốc gia đối với Mỹ v́ có quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Luật t́nh báo quốc gia 2017 của Trung Quốc yêu cầu các công ty nước này hợp tác v́ mục đích anh ninh quốc gia khi cần thiết.
Mỹ đă vận động các đồng minh cấm Huawei xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ mới. Và các nước như Anh, Đức, Úc, New Zealand và Canada đă cấm hoặc cân nhắc việc cấm.
Nhà sáng lập Huawei là ông Nhậm Chính Phi vốn là một kỹ sư trong quân đội Trung Quốc, khiến phương Tây càng thêm nghi ngờ quan hệ giữa Huawei với chính phủ và quân đội Trung Quốc.