Tổng thống Nga Putin coi tên lửa Mỹ triển khai tại châu Âu là mối đe dọa thực sự đối với đất nước Nga. Ông tuyên bố rằng Nga sẵn sàng tiêu diệt tên lửa Mỹ triển khai tại châu Âu. Đây là vấn đề cực kư quan trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga
Ông Putin nói rằng Moscow sẵn sàng tiêu diệt các tên lửa tầm trung nếu chúng được triển khai ở châu Âu trong thông điệp thường niên trước Quốc hội Liên bang Nga, theo Unian.
“Tôi nhắc lại việc Nga không sẵn sàng triển khai tên lửa ở châu Âu trước nếu chúng (tên lửa tầm trung của Mỹ) không được sản xuất và triển khai tại đây. Nhưng, Mỹ có kế hoạch như vậy”, Tổng thống Nga nói ngày 20/2.
Tiếp đó, nhà lănh đạo Nga nói rằng, trong trường hợp tên lửa tầm trung được triển khai tại châu Âu, đây sẽ là một mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Moscow.
Ông Putin cũng lưu ư thời gian tiếp cận tên lửa đến Moscow có thể là 10-12 phút đối với một số loại tên lửa.
Moscow sẽ buộc phải chế tạo và triển khai tên lửa không chỉ chống lại các loại vũ khí đe dọa trực tiếp lănh thổ Nga, mà c̣n chống lại các khu vực nơi ra quyết định việc sử dụng các hệ thống tên lửa đe dọa Nga, Tổng thống Nga cảnh báo.
Cũng trong bài phát biểu, ông Putin đă dành một phần nội dung để chỉ trích Mỹ liên quan tới Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) khi cho rằng các đối tác của Mỹ “cần trung thực... thay v́ sử dụng các cáo buộc cường điệu chống lại Nga nhằm biện minh cho việc đơn phương rút khỏi hiệp ước này”.
Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô (cũ) kư ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành tŕnh trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Ngày 1/2 vừa qua, Mỹ tuyên bố đ́nh chỉ các nghĩa vụ của nước này trong khuôn khổ Hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2 và bắt đầu tiến tŕnh rút khỏi INF trong 6 tháng.
Phản ứng lại quyết định này, ngày 6/2, Nga cũng thông báo đ́nh chỉ các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước INF và sẽ rút khỏi thỏa thuận trong ṿng 6 tháng.
Căng thẳng về Hiệp ước INF khiến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu quan ngại.
Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đă kêu gọi Washington và Moscow đối thoại để cứu văn Hiệp ước INF và tránh cuộc chạy đua vũ trang mới.