Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên áp dụng quyền phủ quyết quốc hội nhằm bảo vệ lập trường về xây tường biên giới với Mexico. Trước đó đă có 5 lần các đời tổng thổng Mỹ dùng quyền này.
Các tổng thống Mỹ từng sử dụng quyền phủ quyết gây tranh căi. (Ảnh: RT)
Bằng việc sử dụng quyền phủ quyết lần đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đă đi theo con đường của nhiều tổng thống tiền nhiệm. Trước đó, lịch sử Mỹ từng nhiều lần “dậy sóng” với những lần phủ quyết gây tranh căi của các ông chủ Nhà Trắng.
Tổng thống Trump ngày 15/3 đă sử dụng quyền phủ quyết của ḿnh để ngăn dự luật được thông qua tại Thượng viện, liên quan tới lệnh khẩn cấp quốc gia do chính ông Trump đưa ra. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức ông Trump dùng đến quyền phủ quyết của tổng thống để ngăn chặn một dự luật.
Trước đó, Thượng viện Mỹ ngày 14/3 đă thông qua dự luật nhằm vô hiệu hóa tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Trump với 59 phiếu thuận, 41 phiếu chống.
Tổng thống Trump ngày 15/2 đă ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới phía nam với Mexico để có thể xây tường biên giới mà không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia cho phép ông Trump chuyển 3,6 tỷ USD từ ngân sách dành cho các dự án quân sự sang kế hoạch xây tường biên giới.
Xây tường biên giới nhằm ngăn làn sóng người nhập cư trái phép là một trong những cam kết mà ông Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Kế hoạch này của ông Trump đă vấp phải không ít chỉ trích và thậm chí khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần hơn một tháng do bất đồng về ngân sách.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết Hạ viện dự kiến bỏ phiếu vào ngày 26/3 tới để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống Trump. Để đảo ngược thành công quyền phủ quyết của ông chủ Nhà Trắng, cả Thượng viện và Hạ viện cần đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ.
Mặc dù bà Pelosi đổ lỗi cho các thành viên của đảng Cộng ḥa trong quốc hội, song thực tế cho thấy các chính quyền tổng thống Mỹ từ cả hai đảng đều sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn hoặc duy tŕ những dự luật hoặc mệnh lệnh gây tranh căi sâu sắc.
Tổng thống Nixon với dự luật chăm sóc trẻ em
Năm 1971, Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật Phát triển Trẻ em Toàn diện. Tuy nhiên, Tổng thống Richard Nixon đă phủ quyết việc thông qua dự luật này với lập luận rằng một hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia sẽ tạo ra cách tiếp cận mà ông cho là không phù hợp đối với việc nuôi dưỡng trẻ em. Lư do của Tổng thống Nixon được cho là mang tư tưởng chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Ford với dự luật minh bạch chính phủ
Năm 1974, Tổng thống Gerald Ford đă sử dụng quyền phủ quyết được cho là gây tranh căi nhất trong lịch sử.
Tổng thống Ford, người tiếp quản chính quyền Mỹ sau khi Tổng thống Nixon từ chức với vụ bê bối Watergate, đă t́m cách ngăn chặn một dự luật nhằm củng cố Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA)
Đạo luật FOIA được thông qua lần đầu tiên vào năm 1967 và được xây dựng để giúp người dân Mỹ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các thông tin của chính quyền.
Bất chấp sự phản đối của Tổng thống Ford về việc giữ bí mật thông tin của chính phủ, quốc hội Mỹ vẫn đảo ngược quyền phủ quyết của tổng thống Ford và bảo vệ việc nâng cấp FOIA thành luật.
Tổng thống Reagan với luật chống phân biệt chủng tộc
Tổng thống Ronald Reagan phát biểu tại Nhà Trắng năm 1981. (Ảnh: RT)
Chính quyền Mỹ từng nhiều lần áp lệnh trừng phạt đối với những quốc gia được cho là không hợp tác hoặc đi ngược lại với lập trường của Washington. Điều này đă gây ra sự rạn nứt trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, đă từng có thời điểm chính quyền Mỹ chần chừ trong việc đưa ra lệnh trừng phạt đối với chính quyền nước ngoài.
Năm 1986, Tổng thống Reagan đă phủ quyết Dự luật Chống phân biệt chủng tộc toàn diện, trong đó áp lệnh trừng phạt đối với chính phủ ủng hộ phân biệt chủng tộc của Nam Phi.
Tổng thống Reagan cho rằng dự luật này sẽ gây ra một “cuộc chiến kinh tế”. Tuy nhiên, lập luận này của ông không thuyết phục được các nhà lập pháp Mỹ. Quốc hội đă đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống Reagan và vẫn áp lệnh trừng phạt Nam Phi.
Tổng thống Clinton với luật chống phá thai
Cuộc tranh luận không có hồi kết về việc nạo phá thai đă lên đến đỉnh điểm vào năm 1996 khi Tổng thống Bill Clinton phủ quyết một dự luật cấm bác sĩ thực hiện nạo phá thai thời kỳ cuối.
Ông Clinton bênh vực quyết định phủ quyết của ḿnh v́ cho rằng điều đó sẽ giúp bảo vệ mạng sống của những thai phụ gặp nguy hiểm trong thời gian mang bầu. Tuy nhiên, quyết định của tổng thống đă vấp phải sự chỉ trích của phe bảo thủ.
Tổng thống Obama với dự luật về khủng bố 11/9
Tổng thống Barack Obama cũng từng đứng sau một trong những lần phủ quyết gây khó hiểu nhất trong lịch sử Mỹ gần đây.
Năm 2016, Tổng thống sắp măn nhiệm Obama đă phủ quyết một dự luật cho phép gia đ́nh của các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ khởi kiện chính quyền Ả rập Xê út v́ nghi ngờ hành vi đồng lơa với những kẻ khủng bố.
Tổng thống Obama cho rằng dự luật này sẽ tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cả nghị sĩ Cộng ḥa và Dân chủ ở cả Thượng viện và Hạ viện đều phớt lờ những lo ngại của ông Obama. Họ đă đảo ngược quyền phủ quyết của ông.
VietBF © sưu tầm