Liên minh châu Âu cứng rắn hơn với Trung Quốc. Điều đó đă được khẳng định. EU dự định tăng cường hiện diện tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, trong đó có việc tiến hành các chiến dịch hàng hải.
Các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) tập trung thảo luận chiến lược mang tính "pḥng thủ" nhiều hơn trước Bắc Kinh tại hội nghị ở Brussels ngày 21-3, từ đó phát đi tín hiệu rằng các công ty Trung Quốc khó có thể tiếp cận thoải mái thị trường châu Âu trong thời gian tới.
T́m tiếng nói chung
Đây là lần đầu tiên vấn đề trên được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh EU giữa lúc khối này bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu quân sự, thương mại mới giữa Mỹ - Trung Quốc . "Chúng tôi hoàn toàn cởi mở, Trung Quốc th́ không và điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi" - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jyrki Katainen nhận định với Reuters. Quan chức này cũng lập luận rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể tiếp tục nói họ là nước đang phát triển.
Nội dung trên được bàn thảo giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh bắt đầu chuyến công du Pháp và Ư trong tuần này. Thường bị chia rẽ v́ vấn đề Trung Quốc, các nhà lănh đạo EU giờ đây muốn t́m được tiếng nói chung trước khi Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 9-4 tới. Theo dự thảo tuyên bố sẽ được đưa ra tại hội nghị này, EU t́m cách đặt thời hạn chót để Trung Quốc thực hiện các cam kết về thương mại và đầu tư đă bị tŕ hoăn nhiều lần. Ngoài ra, một quan chức cấp cao EU tiết lộ hội nghị sắp tới với Trung Quốc sẽ bàn về chuyện bắt tay cải tổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), an ninh mạng, đánh cắp tài sản trí tuệ…
Giới phân tích nhận định bước đi này cho thấy tư duy của EU đang chuyển sang hướng "quyết liệt và cạnh tranh" hơn. "Trước đây, EU gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược rơ ràng về Trung Quốc và các tài liệu chính sách trong quá khứ không cho thấy sự gắn kết về mặt chiến lược" - ông Duncan Freeman, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu EU - Trung Quốc thuộc Trường ĐH châu Âu (Bỉ), nhận xét.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trước thềm cuộc họp ở thủ đô Brussels - Bỉ hôm 18-3 quaẢnh: Reuters
Chiến lược "có đi có lại"
Đáng chú ư là trong một tài liệu chuẩn bị cho hội nghị ngày 21-3, EC đă gọi Trung Quốc là "đối thủ hệ thống" và đưa ra 10 đề xuất trong nỗ lực t́m kiếm mối quan hệ cân bằng với đối tác thương mại hàng đầu này, cũng như giúp EU kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh. Căng thẳng trong quan hệ hai bên xoay quanh chuyện Bắc Kinh bị cáo buộc chậm mở cửa nền kinh tế và không cho các công ty châu Âu tham gia các dự án lớn ở Trung Quốc dù đang tận hưởng điều ngược lại. Ngoài ra, EU thấy lo lắng khi chứng kiến công ty Trung Quốc tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm trong những lĩnh vực quan trọng.
V́ thế, Pháp và Đức đă tăng sức ép lên các nước EU khác trong việc hạn chế Trung Quốc tham gia các dự án công có quy mô lớn trong những lĩnh vực như viễn thông, đường sắt… "Đức là quốc gia ủng hộ thương mại mở nhưng cũng muốn bảo vệ các lợi ích của ḿnh" - Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh. Theo trang Politico, giới chức EU cho biết họ muốn các nước thành viên nhất trí về chiến lược "có đi có lại" tại hội nghị ngày 21-3.
Không dừng lại ở đó, các nước châu Âu dự định tăng cường hiện diện tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, trong đó có việc tiến hành các chiến dịch hàng hải, để đối phó những hành động gây lo ngại của Trung Quốc. Bà Liselotte Odgaard, chuyên gia tại Viện Hudson (Mỹ), cho rằng EU sẽ có đường lối chính sách chung, như phản đối hành vi của Trung Quốc ở biển Đông và thúc đẩy tự do hàng hải.
Một số nước đă tham gia các chuyến tuần tra của Pháp ở biển Đông thời gian qua để ủng hộ lời kêu gọi của EU về tự do hàng hải. Năm nay, theo bà Odgaard, Đan Mạch sẽ cử một tàu khu trục c̣n Pháp sẽ cử một nhóm tàu sân bay đến khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Trong khi đó, Anh đang có kế hoạch cử một tàu sân bay đến Thái B́nh Dương và cân nhắc lập căn cứ quân sự mới tại khu vực.
Dù vậy, không dễ để EU thực thi bất kỳ chính sách mới nào đối với Bắc Kinh bởi sức hút từ tiền đầu tư từ Trung Quốc. Chẳng hạn như trong chuyến công du sắp tới của ông Tập Cận B́nh, Ư đặt mục tiêu kư 30 thỏa thuận kinh doanh trị giá 7 tỉ euro, theo báo Il Sole 24 Ore hôm 21-3. Ngoài ra, hai bên c̣n dự kiến kư thỏa thuận về việc Rome tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.