Chính sách trừng phạt của Mỹ mạnh mẽ nhưng giao thương Nga – Mỹ vẫn tăng. Năm 2018, thương mại song phương Nga - Mỹ đứng ở mức 25 tỷ USD vào năm 2018. Như vậy các biện pháp trừng phạt của Washington đối với Moscow đă không ngăn được thương mại song phương tăng trưởng đều đặn trong hai năm qua và đứng ở mức 25 tỷ USD vào năm 2018, theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
"Mức này thấp hơn con số cao kỷ lục 31 tỷ USD trong năm 2011 nhưng tốt hơn nhiều so với con số mà chúng tôi đă đạt được khi chính quyền Obama quyết định hủy bỏ nền tảng hợp tác của chúng tôi, ông Lavrov cho biết hôm thứ ba trong cuộc họp với đại diện của Pḥng thương mại Mỹ ở Nga.
Thương mại Nga - Mỹ vẫn tiếp tục tăng. (Nguồn: Reuters)
Trong bài phát biểu mở đầu cuộc họp, Ngoại trưởng nói rằng Nga luôn mở cửa cho doanh nghiệp Mỹ, và sự hợp tác giữa hai bên có thể tốt hơn nhiều.
Ông Lavrov cho biết thêm rằng, Moscow muốn "tạo thêm động lực cho sự hợp tác đầu tư và kinh tế của chúng ta".
Dù vẫn có các lệnh trừng phạt, các khoản đầu tư song phương vẫn tăng lên và các công ty Mỹ vẫn quan tâm đến thị trường Nga và ngược lại. Nga muốn cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và thu hút các công ty nước ngoài, kể cả từ Mỹ, bằng cách tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp từ bên ngoài.
Ẩn t́nh loạt đồng minh Mỹ "khó cưỡng" rồng lửa S-400 Nga
Đối phó sức mạnh Nga: Bất ngờ từ động thái Mỹ và NATO“song kiếm hợp bích”
Nhưng châu Âu và Mỹ lại muốn các doanh nghiệp hiểu yêu cầu "hy sinh kinh tế cho chính trị", ông Lavrov nhấn mạnh. Cách tiếp cận như vậy, mâu thuẫn với lợi ích của các doanh nghiệp và nhu cầu tạo ra nhiều việc làm hơn, ông giải thích.
Các biện pháp để tăng cường hợp tác song phương đă được thảo luận giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh Helsinki vào tháng 7 năm 2018. Trong cuộc họp, các nhà lănh đạo đă đưa ra ư tưởng thành lập một nhóm đặc biệt có sự tham gia của những người đứng đầu các công ty tư nhân lớn từ mỗi bên.
Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga đă gửi đề xuất của ḿnh về vấn đề này tới các đối tác Hoa Kỳ, nhưng không có phản hồi. Sự im lặng từ Washington có thể là kết quả của môi trường chính trị bao trùm ở Mỹ, ông Lavrov giải thích.
Washington đă áp đặt nhiều ṿng trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Nga về việc sáp nhập bán đảo Crimea, sự liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine và các cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ cùng nhiều vấn đề khác.
Các đồng minh của Hoa Kỳ, bao gồm cả EU, đă theo bước Washington, và đưa ra các hạn chế của riêng họ nhắm vào Nga. Moscow đă trả đũa bằng cách áp đặt lệnh cấm vận đối với các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và nguyên liệu thô từ các quốc gia áp đặt trừng phạt trên. Các biện pháp cấm vận lẫn nhau đă được gia hạn nhiều lần kể từ đó.