Mỹ càng ngày càng thất bại so với Nga. Thị trường bán vũ khí Nga hiện vẫn đang chiếm ưu thế, nguy cơ vượt Mỹ. Vừa qua Nga xuất khẩu vũ khí kỷ lục bất chấp 'đ̣n hiểm' Mỹ
Trong năm 2018, Nga vẫn xây chắc vị trí cường quốc xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
Năm 2018 được đánh giá là thời điểm khó khăn đối với ngành công nghiệp quốc pḥng Nga, khi họ bị Hoa Kỳ áp đặt hiệu lực của Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt - Đạo luật CAATSA.
Dưới hiệu lực của Đạo luật CAATSA, nhiều quốc gia đă buộc phải xem xét lại các đơn hàng đặt mua vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự do Nga sản xuất nhằm không làm tổn hại đến quan hệ quốc pḥng và kinh tế đối với Mỹ.
Tuy nhiên bất chấp những khó khăn rất lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2018 vẫn có sự tăng trưởng mạnh, qua đó giúp họ giữ vững ngôi vị cường quốc xuất khẩu trang thiết bị quốc pḥng thứ hai toàn cầu.
Hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Triumf là vũ khí ăn khách hàng đầu của Nga
Nhật báo Kommersant hôm qua ngày 2/4 đă trích dẫn những nguồn dữ liệu mở và thông tin riêng của ḿnh cho biết, trong năm 2018 Nga đă bàn giao khối lượng vũ khí trị giá 15 tỷ USD cho nước ngoài và kư mới các hợp đồng có giá trị lên tới 20 tỷ USD.
Theo báo cáo, hầu hết các đơn hàng vũ khí của Nga được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng dài hạn với "đối tác truyền thống" chủ yếu nằm ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương và châu Phi.
Cụ thể, Nga đă hoàn thành hợp đồng cung cấp 24 tiêm kích đa năng Su-35SK cho Trung Quốc. Bắc Kinh cũng nhận được 3 trực thăng Mi-171, 4 Mi-17-1E và 2 Ka-32A11BC. Quá tŕnh giao hàng S-400 gặp sự cố v́ một tai nạn gần đây với công ty hậu cần và sẽ được thực hiện lại vào năm 2019.
Tiêm kích đa năng MiG-29M2 của Không quân Ai Cập
Moskva đă hoàn thành việc bảo tŕ và hiện đại hóa 6 trực thăng Mi-17-1V và 63 tiêm kích MiG-29 (biến thể MiG-29UPG) cho Lực lượng Vũ trang Ấn Độ. Hải quân Algeria có 2 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo. Quân đội Ai Cập dự định nhận máy bay phản lực MiG-29M/M2 và trực thăng tấn công Ka-52. Ngoài ra Iraq và Việt Nam đă nhận đủ xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S.
Lào đă nhận được 4 trong số 10 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 đầu tiên, đi kèm 4 trực thăng Mi-17 đă sửa chữa cũng như hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B1MS Đại bàng trắng.
Bên cạnh đó, Myanmar nhận được 6 máy bay huấn luyện Yak-130, Jordan nhận 2 trực thăng Mi-26T2, Nigeria đă nhận được 12 trực thăng tấn công Mi-35M và Guinea có 2 hệ thống pḥng không tầm ngắn Pantisr-S1.
Nguồn tin của Kommersant chỉ ra rằng trong suốt những năm qua, các nỗ lực nhằm "gây áp lực" cho khách hàng mua vũ khí của Nga phát huy rất ít tác dụng.