Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hoan nghênh các gợi ư mang tính xây dựng nhằm giải quyết các lo ngại về sáng kiến này, sau khi nói rằng dự án “Vành đai và Con đường” không phải là một “công cụ địa chính trị” hay một cuộc khủng hoảng nợ cho các quốc gia tham gia.
Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: ST)
Phát biểu trước báo giới hôm nay, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng sáng kiến Vành đai và Con đường đă mang tới các lợi ích thực tế cho các quốc gia tham gia.
“Mối quan hệ đối tác này không phải là một công cụ địa chính trị, mà là nền tảng cho hợp tác”, ông nói. “Bạn không thể chụp những cái mũ như “bẫy nợ” lên đầu Vành đai và Con đường, và đây không phải là điều bất kỳ quốc gia nào cũng có thể nhận ra”, Reuters ngày 19/4 dẫn lời ông Vương Nghị.
Ông Vương Nghị nói thêm, dự án có một tiến tŕnh tiến triển, do đó “không thể tới đó chỉ bằng một bước chân và không thể tránh được rằng nó sẽ gây ra một số lo lắng trong quá tŕnh phát triển. V́ vậy, chúng tôi hoan nghênh tất cả các bên đưa ra những gợi ư mang tính xây dựng”.
Bắc Kinh sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường vào tuần tới, trong đó 37 nhà lănh đạo nước ngoài sẽ tham dự, mặc dù Mỹ - nước thường chỉ trích dự án - chỉ gửi các đại diện cấp thấp.
Dự án Vành đai và Con đường là một sáng kiến quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, tái hiện Con đường tơ lụa cổ nhằm kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu và xa hơn nữa với khoản chi hạ tầng khổng lồ.
Nhưng dự án đă gây tranh căi tại nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vốn cho rằng sáng kiến chỉ là công cụ nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc ra nước ngoài và khiến các quốc gia tham gia vướng phải các khoản nợ lớn thông qua các dự án không minh bạch.
Hồi tháng trước, Mỹ đă đặc biệt lên tiếng phản đối quyết định của Italy nhằm tham gia dự án hồi tháng trước. Italy là thành viên đầu tiên của nhóm G7 tham gia dự án Vành đai và Con đường.
Số lănh đạo nước ngoài tham gia hội nghị diễn ra từ ngày 25-27/4 năm nay tăng so với con số 29 của năm ngoái, chủ yếu từ các nước thân cận như Pakistan và Nga, nhưng cũng có cái đại diện từ Italy, Thụy Sĩ và Áo.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này cho biết, Mỹ sẽ không cử các quan chức cấp cao tới tham dự, viện dẫn các lo ngại về vấn đề tài chính của dự án.
Ông Vương Nghị cho biết sẽ có các công dân Mỹ tham dự thượng đỉnh, gồm các nhà ngoại giao, các quan chức cấp nhà nước, các giám đốc điều hành và các học giả, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán để chấm dứt chiến tranh thương mại, nhưng hai nước cũng có một loạt các lĩnh vực khác gây bất đồng.
Tại thượng đỉnh Vành đai và Con đường lần đầu tiên diễn ra 2 năm trước, Mỹ đă gửi một bức thư ngoại giao tới Trung Quốc phàn nàn về sự tham gia của Triều Tiên, mặc dù sau đó Washington và B́nh Nhưỡng đă t́m cách tái khởi động lại quan hệ, trong đó có các cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lănh đạo.
Ông Vương Nghị cho hay Triều Tiên cũng tham gia hội nghị năm nay, nhưng không cho biết chi tiết. Cũng theo ông, hơn 150 quốc gia cũng cử các phái đoàn tham dự và sẽ có khoảng 5.000 khách mời tại thượng đỉnh.