Trung Quốc bấp chấp dư luận quốc tế vẫn tiếp tục hoành hành trên Biển Đông. Mỹ cảnh báo rằng Washington sẽ đáp trả các hành động của tàu cá và tàu tuần duyên Trung Quốc tương tự tàu hải quân nhằm kiềm chế sự cứng rắn của Bắc Kinh trên khu vực biển này.
Đô đốc Mỹ John Richardson (Ảnh: AP)
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, cho biết ông đă nói với người đồng cấp Trung Quốc, Phó Đô đốc Shen Jilong, hồi tháng 1 rằng Mỹ sẽ đối xử với lực lượng tuần duyên hoặc dân quân biển của Trung Quốc theo đúng cách Washington đối xử với lực lượng hải quân của Bắc Kinh. Theo Đô đốc Richardson, các tàu tuần duyên và dân quân biển, bao gồm các tàu cá hợp tác với quân đội Trung Quốc, đều được sử dụng để thúc đẩy tham vọng quân sự của Bắc Kinh.
“Tôi đă nói rất rơ rằng hải quân Mỹ sẽ không bị cưỡng ép và sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường kỳ và hợp pháp trên toàn thế giới, để bảo vệ các quyền, sự tự do và sử dụng hợp pháp các vùng biển và không phận dành cho tất cả các nước”, Đô đốc Richardson nói với tạp chí Financial Times.
Trung Quốc đă triển khai các lực lượng bán quân sự. Trong một số vụ việc liên quan tới Mỹ và các bên c̣n lại trong tranh chấp ở Biển Đông, các tàu cá Trung Quốc đă thực hiện các hành vi như đâm va, ngăn chặn tàu nước ngoài tiếp cận các đầm phá, thậm chí tham gia vào hoạt động chiếm đóng các băi san hô và băi cạn.
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc bắt đầu được tăng cường từ năm 2015 và được huấn luyện cùng với lực lượng hải quân và tuần duyên Trung Quốc.
Trong báo cáo thường niên mới nhất về quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc cho biết lực lượng dân quân biển “đóng vai tṛ quan trọng trong các hoạt động cưỡng ép nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần tham gia chiến đấu”.
Trung Quốc ngày càng tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển v́ việc triển khác các tàu cá ít có khả năng vấp phải phản ứng quân sự từ Mỹ. Tuy nhiên, cảnh báo mới nhất của Tư lệnh Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc dè chừng hơn trong việc sử dụng các tàu không thuộc lực lượng hải quân tham gia vào các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.
Theo báo cáo năm 2018 của Bộ Quốc pḥng Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc, sự kết hợp của hải quân, tuần duyên và dân quân biển Trung Quốc đă “tạo thành lực lượng trên biển lớn nhất tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương”. Báo cáo cũng nói thêm rằng 3 lực lượng này “đôi khi tiến hành các hoạt động tuần tra phối hợp với nhau”.
Hạm đội gồm các tàu tuần tra cỡ lớn của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đă tăng gấp đôi, lên tới hơn 130 chiếc, trong ṿng 9 năm qua. Trong khi đó, lực lượng dân quân biển Trung Quốc, một lực lượng dự bị có vũ trang gồm các tàu đánh cá và tàu dân sự, là lực lượng duy nhất kiểu này được một chính phủ trên thế giới công nhận.
Giới quan sát cho rằng tuần duyên và dân quân biển là các lực lượng tuyến đầu của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Các tàu thuộc hai lực lượng này có thể đối đầu với các tàu nước ngoài. Thống kê của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington cho thấy từ năm 2010-2016, trong số 45 vụ việc xảy ra trên Biển Đông, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đă tham gia vào 71% số vụ.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc hiện nay được vũ trang nhiều hơn so với các tàu tuần duyên truyền thống. Một số chuyên gia mô tả các tàu này thực chất là “các tàu xám” hải quân nhưng được sơn màu trắng - màu đặc trưng của các tàu tuần duyên.
Thường hoạt động bên cạnh lực lượng tuần duyên là lực lượng dân quân biển mờ nhạt hơn. Các tàu dân quân biển thường tham gia vào hoạt động đối đầu với các tàu nước ngoài.
Giới phân tích nhận định
[IMG]
[/IMG]
Tàu tuần duyên màu trắng của Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông (Ảnh: EPA)
James Stavridis, đô đốc Mỹ nghỉ hưu và từng là tư lệnh các lực lượng NATO, cho biết Đô đốc Richardson đă đúng khi gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.
“Đó là một lời cảnh báo tới Trung Quốc, cho thấy rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho các hoạt động “vùng xám” hoặc “nhập nhằng” trên biển. Tàu chiến th́ vẫn là tàu chiến, đó là thông điệp (của Mỹ), và Tư lệnh Hải quân Mỹ đă đúng khi cảnh báo Trung Quốc sớm và thường xuyên”, cựu Đô đốc Stavridis nói.
Theo Bonnie Glaser, chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington, bằng việc đưa ra cảnh báo về cách Mỹ phản ứng đối với cách hành xử kiểu vùng xám của Trung Quốc, Washington “hy vọng sẽ ngăn chặn các động thái gây bất ổn trên biển của Trung Quốc”.
Chuyên gia William Choong tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Singapore nhận định, lực lượng dân quân biển sẽ trao cho Hải quân Trung Quốc một “cánh tay quân sự nối dài” nhằm giúp Bắc Kinh siết chặt ṿng vây trên Biển Đông.
“Đây là một chiến lược thông minh v́ tàu hải quân của các nước khác trong tranh chấp Biển Đông sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi đối đầu với các tàu (dân quân biển Trung Quốc), những tàu mà trên danh nghĩa không được vũ trang và không phải tàu quân sự, tương tự theo cách mà họ đối xử với các tàu hải quân khác”, ông Choong nói.
Cảnh báo của Mỹ cũng ảnh hưởng tới lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Dennis Wilder, cựu lănh đạo bộ phận phân tích Trung Quốc tại Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA), cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă đặt lực lượng tuần duyên dưới sự quản lư của Quân ủy Trung ương Trung Quốc từ năm 2018.
“Bằng việc đặt cả lực lượng hải quân và tuần duyên dưới sự quản lư của Quân ủy Trung ương, Trung Quốc đă cải thiện sự phối hợp và kiểm soát của các lực lượng trên biển trong thời chiến. V́ tuần duyên Trung Quốc được vũ trang mạnh mẽ, nên có thể suy luận logic là lực lượng này sẽ được kết hợp chặt chẽ vào các kế hoạch và chiến dịch quân sự của Trung Quốc”, ông Wilder nhận định.
Giới phân tích từ lâu đă kêu gọi Mỹ phản ứng hiệu quả hơn để đối phó với các biện pháp gây sức ép cả về quân sự, bán quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
Andrew Erickson, chuyên gia về dân quân biển tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, gần đây kêu gọi Washington “đối phó một cách toàn diện với các lực lượng trên biển của Trung Quốc”, đồng thời nói rơ rằng Mỹ mong muốn lực lượng hải quân, tuần duyên và dân quân biển của Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế.
“Mỹ phải chấp nhận một số bất đồng và buộc Trung Quốc lựa chọn giữa việc giảm leo thang căng thẳng, một kết quả mà Mỹ chờ đợi, và tiến sát tới lằn ranh đỏ của Mỹ mà Trung Quốc cần phải tránh”, chuyên gia Erickson cho biết.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng, việc thực thi chính sách cứng rắn với Trung Quốc là một thách thức đối với Mỹ.
“Nếu Mỹ quyết định coi các tàu dân quân biển là tàu quân sự, điều đó sẽ dẫn tới việc gia tăng rủi ro. Khi Mỹ đưa các tàu khu trục tới Biển Đông và Trung Quốc tiếp tục tiến hành các chiến dịch của dân quân biển, mọi chuyện có thể diễn biến xấu đi rất nhanh”, chuyên gia Choong cảnh báo.
VietBF © sưu tầm