Mỹ bất ngờ ngọt nhạt với Bắc Kinh. Công dân nghiên cứu khoa học được Bộ ngoại giao Mỹ chào đó. Các hoạt động cũng được nối lại với nhà khoa học Trung Quốc.
[IMG]
[/IMG]
Trung Quốc họa du học sinh đừng sang Mỹ, Washington hạ giọng.
Ngày 5/6, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiết lộ rằng Mỹ sẽ chào đón những người có quốc tịch Trung Quốc tham gia các nghiên cứu hợp pháp.
"Chúng tôi hoan nghênh sinh viên và học giả Trung Quốc đến Mỹ để tiến hành các hoạt động học thuật hợp pháp" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đồng thời không quên đề cập đến việc "ngày càng có nhiều trường hợp" các tổ chức tình báo nước ngoài tuyển sinh viên khi họ đang theo học ở Mỹ.
Giám đốc FBI Christopher Wray hồi tháng 4 vừa qua cho biết rằng, Bắc Kinh đã sử dụng các sinh viên và nhà nghiên cứu sau đại học Trung Quốc cho các nỗ lực gián điệp kinh tế Mỹ. Tháng trước, đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã đưa ra luật nhằm cấm các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đạt được thị thực để học tập hoặc làm việc tại nước này.
Tuyên bố được cho là giảm nhẹ những động thái tẩy chay Mỹ đang trở thành hiệu ứng ở Trung Quốc.
Từ sáng ngày 3/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành cảnh báo cho các sinh viên ở nước này về khả năng nộp đơn xin học ở Mỹ có thể sẽ bị chậm trễ, thậm chí từ chối cấp visa.
Tuyên bố được South China Morning Post dẫn lời cho hay: "Trong khoảng thời gian gần đây, một số sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ đã phải đối mặt với các hạn chế về thị thực, thời gian xin thị thực tăng lên, số lượng từ chối tăng lên. Các sinh viên và học giả cần lưu ý về nhu cầu tăng cường đ.ánh giá rủi ro, đề phòng và tiến hành xem xét phương án đào tạo phù hợp".
Trong 3 tháng đầu năm nay, hơn 1.350 sinh viên Trung Quốc đã nộp đơn xin thị thực du học Mỹ nhưng 182 người thất bại do vấn đề visa, chiếm 13,5% trong số tất cả các ứng viên. Theo dữ liệu từ Hội đồng Học bổng Trung Quốc, đây được xem là mức tăng đáng kể so với chỉ hơn 3% ứng viên gặp vấn đề về thị thực trong năm 2018.
Trên thực tế, việc giảm học sinh Trung Quốc có thể gây tổn thất cho Mỹ, khi hiện đây là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất tại các cơ sở của quốc gia Bắc Mỹ, với khoảng 360.000 người vào năm ngoái.
Theo các báo cáo, du học sinh Trung Quốc đã đóng góp 14 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ năm 2017.
Trước đó, Viện kỹ sư điện và điện t..ử (IEEE) cũng đã phải sửa lại quyết định cấm các nhà khoa học Trung Quốc và nhân viên Huawei hoạt động trong tổ chức.
Trong thông báo của IEEE gửi tới khoảng 200 tạp chí khoa học rằng các nhân viên của Huawei có thể tiếp tục phục vụ trong ban biên tập nhưng không thể xử lý bất kỳ giấy tờ nào.
Tổ chức này cũng thể hiện rõ quan điểm rằng quyết định đưa ra bị ảnh hưởng bởi sức ép từ chính quyền Mỹ và lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump.
IEEE thông báo sẽ xem xét lại lệnh cấm trên cho đến khi Mỹ gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với công ty viễn thông Trung Quốc.
Ngay sau khi thông tin về quyết định cấm được đưa ra, cộng đồng khoa học Trung Quốc đã phản ứng gay gắt, mô tả động thái của IEEE là "chống khoa học" và "vi phạm tự do học thuật".
Tổ chức nghiên cứu công nghệ The China Computer Federation (CCF) có trụ sở tại Bắc Kinh tuyên bố sẽ dừng liên lạc với IEEE. Giáo sư Zhang Haixia của Đại học Peking (Trung Quốc) cũng tuyên bố trên mạng xã hội là bà sẽ từ chức khỏi IEEE sau quyết định đó.
IEEE đổi giọng về quyết định với Huawei khi đối mặt với phản ứng dữ dội của giới học giả Trung Quốc
Trong thông báo mới nhất của IEEE Trung Quốc đưa ra trên trang web của tổ chức này, IEEE đã quyết định gỡ bỏ lệnh cấm đó sau khi nhận được những thông tin giải thích rõ ràng hơn từ Bộ Thương mại Mỹ.
Thông báo nêu: "Quyết định cấm trước đây của chúng tôi chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ các tình nguyện viên và các thành viên của chúng tôi và tránh những rủi ro pháp lý liên quan. Sau khi chúng tôi đã nhận được các chỉ dẫn liên quan, những rủi ro pháp lý đã được gỡ bỏ".
Cuộc đối đầu về thương mại leo thang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực khoa học, giáo dục sẽ càng khiến những bất đồng của hai bên trở nên khó hàn gắn hơn khi nào hết.