Một người đàn ông gốc Việt được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome), xảy ra khi tế bào tạo máu trong tủy xương trở nên bất thường. Muốn giữ được mạng sống, đă nộp hồ sơ xin thị thực du lịch B-2, và bác sĩ điều trị cũng gửi thư tới Lănh sự quán Mỹ ở Việt Nam nhu cầu cần người hiến tủy khẩn cấp cho bệnh nhân gốc Việt Tu Le, nhưng hai anh em của ông này ở Việt Nam vẫn bị từ chối cấp thị thực, theo người thân bệnh nhân.
Ông Tu Le đang được vợ chăm sóc tại nhà. CHỤP MÀN H̀NH SAN FRANCISCO CHRONICLE
“Chúng tôi không biết phải làm ǵ”, cô Trinh Colisao (33 tuổi), con gái ông Tu Le, người đang mắc một dạng ung thư máu, theo tờ San Francisco Chronicle.
Ông Tu Le (63 tuổi) sang Mỹ vào năm 1992 và sau đó cùng vợ là bà Melody Bui trở thành công dân Mỹ, đang sống ở thành phố San Jose thuộc bang California (Mỹ). Hồi tháng 1.2018, ông Tu Le được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic syndrome), xảy ra khi tế bào tạo máu trong tủy xương trở nên bất thường. Muốn giữ được mạng sống, ông Tu Le, hiện có 4 người con, cần được ghép tủy gấp.
Cô Colisao nói khi không t́m được người hiến tạng phù hợp tại Mỹ, cha cô buộc phải nhờ đến họ hàng ở quê nhà. Bệnh viện Stanford Health Care, nơi ông Tu Le đang được điều trị, đă gửi bộ xét nghiệm đến hai anh em của ông là Lam Le và Hiep Nguyen cùng nhiều thành viên gia đ́nh khác ở Việt Nam. Kết quả xét cho thấy, Lam Le và Hiep Nguyen có sự trùng khớp gien 100% với bệnh nhân.
Để cứu ông Tu Le, Lam Le và Hiep Nguyen hôm 21.5 nộp hồ sơ xin thị thực du lịch B-2. Nhằm hỗ trợ hai ông có thể xin được thị thực này, bác sĩ điều trị cho Tu Le tại Stanford Health Care là Laura Johnston đă gửi thư tới Lănh sự quán Mỹ ở Việt Nam, nói rơ nhu cầu hai người này cần đến Mỹ khẩn cấp để hiến tủy cho ông Tu Le. “Trong số 9 người hiến tạng tiềm năng, chỉ có 2 người phù hợp hoàn toàn. Có được người hiến tạng phù hợp hoàn toàn sẽ tăng cơ hội ghép tạng thành công và giảm rủi ro biến chứng”, bác sĩ Johnston viết trong thư.
Tuy nhiên, đến ngày 3.6, hồ sơ xin thị thực của hai ông Lam Le và Hiep Nguyen vẫn bị bác. Theo Cô Colisao, nhân viên Lănh sự quán Mỹ tại Việt Nam đă gọi điện cho ông Lam Le và Hiep Nguyen để thông báo họ bị từ chối cấp thị thực, nhưng không nói rơ nguyên nhân. Họ cũng không nhận được bất cứ tài liệu nào giải thích lư do bị từ chối cấp thị thực. Bộ Ngoại giao Mỹ không b́nh luận về vụ việc, nhưng một đại diện của bộ này cho hay nhân viên lănh sự có quyền từ chối cấp thị thực nếu người nộp hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện mà luật pháp Mỹ quy định.
B-2 là thi thực dành cho khách du lịch hoặc đến điều trị bệnh tại Mỹ. Để được cấp thị thực này, người xin phải nộp đơn đăng kư, ảnh, hộ chiếu c̣n hạn và hoàn thành phỏng vấn tại đại sứ quán hoặc lănh sự quán Mỹ. Cơ quan quản lư xuất nhập cảnh có thể yêu cầu thêm các thông tin và tài liệu trong khi phỏng vấn, như mục đích tới Mỹ, ư định rời khỏi sau chuyến đi và khả năng chi trả.
Ông Tu Le hiện được chăm sóc tại nhà. CHỤP MÀN H̀NH SAN FRANCISCO CHRONICLE
Cô Colisao cho biết nếu không được ghép tủy, căn bệnh ung thư của ông Tu Le sẽ xấu đi rất nhanh và ông chỉ có thể sống được vài tuần. Trước t́nh h́nh này, gia đ́nh ông Tu Le đă liên lạc với Thượng nghị sĩ Kamala Harris và Hạ nghị sĩ Zoe Lofgren với hy vọng họ sẽ can thiệp. Văn pḥng bà Lofgren cho hay sẽ làm việc để giúp đỡ ông Tu Le c̣n đại diện của Thượng nghị sĩ Harris từ chối b́nh luận.
Cô Colisao cho biết thêm hai anh em của ông Tu Le sẽ cố gắng xin sang Mỹ theo chương tŕnh nhân đạo. Nếu bị từ chối, gia đ́nh sẽ xem xét nhờ người hiến tạng không phù hợp hoàn hảo dù điều này làm giảm cơ hội ghép tủy thành công của bệnh nhân. Trong khi đó, gia đ́nh lại không có đủ tiền để đưa ông Tu Le về Việt Nam hay sang bất cứ nước nào để tiến hành ghép tủy. “Chúng tôi phải xem xét những lựa chọn mạo hiểm v́ không c̣n cách nào khác", cô Colisao cho San Francisco Chronicle hay.