Trong khi Trung Quốc ca ngợi nhà lănh đạo Philippines, Bắc Kinh chỉ trích các nước khác trong khu vực v́ không đồng quan điểm với viễn kiến của Trung Quốc. Bởi do Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bênh vực thỏa thuận với Chủ tịch Tập Cận B́nh, cho phép ngư dân Trung Quốc hoạt động trên “Biển Tây Philippines”, tức Biển Đông, để đảm bảo chiến tranh không xảy ra tại đây.
Tư liệu: Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh, phải, bắt tay TT Philippines Rodrigo Duterte đến dự Diễn đàn Vành đai Con đường ở Bắc Kinh vào năm 2017. (Roman Pilipey/Pool Photo via AP)
Tờ báo hôm 23/7 dẫn lời ông Duterte phát biểu trong bài diễn văn về t́nh trạng đất nước ngày hôm trước, trong đó ông Duterte nói:
“Chiến tranh dẫn tới cảnh vợ mất chồng, con mất cha. Tôi không sẵn sàng, hoặc có xu hướng để mặc cho xảy ra thêm tàn phá, đẩy nhiều phụ nữ vào cảnh góa bụa, nhiều đứa trẻ vào cảnh mồ côi, nếu chiến tranh nổ ra, dù chỉ ở quy mô nhỏ.”
Bài xă luận đặt câu hỏi, tại sao ông Duterte giữ lập trường ḥa b́nh, hợp tác và tự chế tại Biển Đông, bất chấp những chỉ trích từ trong nước và những khích động từ Hoa Kỳ?
Tờ Global Times tự trả lời rằng “bởi v́ ông Duterte hiểu ra rằng dẹp tranh chấp sang một bên và mưu t́m hợp tác với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho đất nước ông”.
Tờ báo bày tỏ mong muốn rằng các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Indonesia sẽ noi theo gương ông Duterte mà hợp tác với Trung Quốc. Bài báo viết “phát triển quan hệ hợp tác sẽ giảm căng thẳng trong khu vực, và tạo điều kiện để khu vực tiến lên trên con đường hợp tác.
Philippines và Trung Quốc ra tuyên bố chung vào năm 2018, cam kết sẽ từ chế trong các hoạt động có thể làm phức tạp t́nh h́nh hay tăng căng thẳng trên Biển Đông, tác động tới ḥa b́nh và ổn định khu vực.
Đưa tin này, tạp chí Forbes của Mỹ nói rằng vấn đề ở đây là “ḥa b́nh” và “hợp tác” theo các điều kiện của Bắc Kinh, trong khi Philippines đă được ṭa án trọng tài quốc tế ra phán quyết có lợi cho ḿnh, phán rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử trên Biển Đông, và điều đó có nghĩa là bất cứ “dự án phát triển chung” nào trên thực chất, cũng là chia tài sản của Philippines cho Trung Quốc, theo kiểu “cái ǵ của tôi là của tôi, cái ǵ của anh là của chúng ta.”
Trong khi ca ngợi nhà lănh đạo Philippines, Bắc Kinh chỉ trích các nước khác trong khu vực v́ không đồng quan điểm với viễn kiến của Trung Quốc.
Bài xă luận viết “các nước ấy diễn giải theo kiểu phóng đại” các quyết định của Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc “bắt nạt”, “gieo rắc chia rẽ” giữa các nước trong khu vực với mục dích hưởng lợi.
Lời chỉ trích đó, theo tạp chí Forbes, rơ ràng nhắm tới Việt Nam, Indonesia và Malaysia, vốn đối đầu thay v́ làm thân với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông.