Khi sơ cứu người bị co giật,tuyệt đối không đưa ngón tay hay vật cứng vào miệng người co giật để tránh tổn thương niêm mạc miệng, găy răng, hít sặc.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết khi sơ cứu không được di chuyển người đang bị co giật. Không cố gắng đè lên người bệnh hoặc làm bất kỳ điều ǵ để dừng cơn co giật.
"Không dùng tay, không cho vật cứng như muỗng, đũa hoặc vắt chanh vào miệng người co giật v́ không có tác dụng mà c̣n dễ gây nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, găy răng, hít sặc", bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Những điều nên và không nên làm khi sơ cứu người bị co giật.
Các bước sơ cứu người bị co giật
Mọi người cần b́nh tĩnh và đảm bảo môi trường xung quanh người co giật an toàn. Loại bỏ hết các vật sắc, nhọn ra xa khỏi nạn nhân. Người đang co giật thường mất tri thức và không thể kiểm soát được bản thân, có thể tự gây tổn thương tới chính ḿnh hoặc những người xung quanh.
Kê vật mềm dưới đầu nạn nhân để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.
Nới lỏng quần áo, những thứ bó chặt quanh cổ, bụng để không gây nghẹt thở.
Xoay người đang co giật nằm nghiêng sang một bên (tốt nhất là bên trái), tránh dịch nôn hoặc nước bọt gây tắc nghẽn đường thở.
Để nạn nhân giật một cách tự nhiên, tránh gh́ đè hay hạn chế sức giật của nạn nhân. Hành động này có thể gây chấn thương cho cơ và khung xương khi lực t́ đè quá lớn.
Cơn co giật sẽ hết trong khoảng 2 đến 4 phút. Nếu hết cơn co giật mà người bệnh vẫn chưa tỉnh táo, nên nhanh chóng gọi điện cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
VietBF © sưu tầm