Một dư luận mới đang được quốc hội Mỹ xem xét thông qua đă khiến TQ tức giận. Được biết dự luận này dành cho Hong Kong trong bối cảnh TQ đang can thiệp mạnh vào tự do ở Hong Kong. Dưới đây là những thông tin cụ thể.Đại diện chính phủ Trung Quốc ngày 26/9 chỉ trích việc các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua dự luật liên quan tới Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Dự luật Hồng Kông được các ủy ban Quốc hội Mỹ thông qua
Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019 - bị Bắc Kinh lên án là can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc - đă được thông qua tại các ủy ban đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ, mở đường cho quy tŕnh tiếp theo là bỏ phiếu tại lưỡng viện.
Jeff Sagnip - giám đốc chính sách của hạ nghị sĩ Cộng ḥa Chris Smith, một người tham gia bảo trợ chương tŕnh pháp lư này - cho biết dự luật được nhất trí thông qua tại ủy ban đối ngoại Hạ viện vào ngày 25/9 (giờ địa phương).
Một phiên bản tương đồng của dự luật - do thượng nghị sĩ Marco Rubio bảo trợ - cũng được thông qua tại Thượng viện không lâu sau đó."[Dự luật Hồng Kông] thông qua được ủy ban là một bước tiến lớn," Sagnip nói, tiết lộ thêm rằng cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện sẽ diễn ra vào khoảng tháng 10.
Dự luật này nhằm điều chỉnh và sửa đổi Đạo luật chính sách Mỹ-Hồng Kông năm 1992, nhằm duy tŕ hoạt động thương mại và các liên hệ khác của Mỹ với thành phố này sau khi nó được Anh trao trả về Trung Quốc vào năm 1997.
Nếu được thông qua thành luật, đạo luật mới có thể yêu cầu Mỹ cấm vận những quan chức Trung Quốc bị cáo buộc chịu trách nhiệm cho việc "làm suy yếu tự do cơ bản tại Hồng Kông".
Hạ nghị sĩ Chris Smith cho hay, những cố gắng trước đây nhằm thúc đẩy dự luật tương tự đều không vượt qua được ủy ban đối ngoại Hạ viện và vấp phải phản đối từ các nhà ngoại giao, chuyên gia hay Pḥng thương mại Mỹ tại Hồng Kông. Tuy nhiên, các diễn biến vừa qua trong cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông đă làm thay đổi t́nh h́nh.
Ông Smith nói, Quốc hội Mỹ đang gửi đi thông điệp lưỡng đảng rơ ràng đối với t́nh h́nh Hồng Kông, đồng thời "nhấn mạnh Bắc Kinh cần thực thi cam kết với thế giới và người dân Hồng Kông khi kư kết Tuyên bố chung Trung-Anh".
Tuyên bố chung kể trên, được kư năm 1984, bảo đảm Hồng Kông duy tŕ trạng thái tự trị cao trong giai đoạn 50 năm kể từ cuộc chuyển giao năm 1997.
Trung Quốc phản ứng gay gắt
Sáng nay, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đă chỉ trích việc các ủy ban đối ngoại của lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật về Hồng Kông là "bất chấp sự thật, thay đổi trắng đen, ngang nhiên chống lưng cho phần tử bạo lực và thế lực cấp tiến tại Hồng Kông, can thiệp thô bạo vào nội chính Trung Quốc".
"Phía Trung Quốc phẫn nộ mạnh mẽ và kiên quyết phản đối điều này," ông Cảnh nói.
Đại diện chính phủ Trung Quốc khẳng định, nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", "người Hồng Kông quản lư Hồng Kông" và phương châm tự trị cao của Hồng Kông đă được thực thi đầy đủ. Ông Cảnh cho rằng các cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông - ban đầu nhằm phản đối dự luật dẫn độ - đă bị biến tướng, với sự kích động của các thế lực bên ngoài, "vượt ra khỏi phạm trù tụ tập tuần hành thông thường, chà đạp lên giới hạn đạo đức, phá vỡ giới hạn pháp trị, thách thức 'Một quốc gia, hai chế độ'."
"Sự vụ của Hồng Kông hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cho phép bất kỳ chính phủ, thế lực, tổ chức hay cá nhân nước ngoài nào can thiệp," ông Cảnh tuyên bố. "Trung Quốc thúc giục mạnh mẽ Quốc hội Mỹ nhận thức rơ t́nh h́nh, chấm dứt thảo luận dự luật liên quan đến Hồng Kông, ngưng can thiệp vào công việc của Hồng Kông, nội chính Trung Quốc, nhằm tránh làm gia tăng tổn hại quan hệ Mỹ-Trung."
Ông Cảnh Sảng cảnh báo, việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật nói trên sẽ gây tổn hại lợi ích của cả hai nước, bao gồm hơn 80.000 người Mỹ và hơn 1.300 doanh nghiệp Mỹ cùng số vốn đầu tư lớn của Mỹ tại Hồng Kông.
Vài giờ trước khi các ủy ban của lưỡng viện Mỹ bỏ phiếu dự luật về Hồng Kông, ông Cảnh cũng chỉ trích Mỹ lợi dụng Tuyên bố chung Trung-Anh 1984 như một "cái cớ" để can thiệp vào Hồng Kông.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), sự ủng hộ trong giới lập pháp Mỹ đối với dự luật Hồng Kông đă tăng lên đáng kể trong những tuần gần đây. Số người đồng bảo trợ dự luật đă tăng lên 37 hạ nghị sĩ và 22 thượng nghị sĩ, so với số lượng ban đầu là 6 và 7 nghị sĩ khi dự luật được giới thiệu vào tháng 6.
|