Mỹ lo ngại t́nh h́nh Hong Kong. Biểu t́nh Hong Kong vẫn tiếp diễn. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế bạo lực.
Người biểu t́nh Hong Kong đốt lửa trên đường để cản trở giao thông hôm 11/11. Ảnh: SCMP.
"Mỹ đang theo dơi t́nh h́nh ở Hong Kong với mối quan ngại sâu sắc. Chúng tôi lên án bạo lực của tất cả các bên, bày tỏ sự cảm thông đối với các nạn nhân bạo lực bất kể khuynh hướng chính trị của họ và kêu gọi cảnh sát cùng người biểu t́nh kiềm chế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong thông cáo ngày 11/11.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau ngày biểu t́nh bạo lực tại Hong Kong. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát, người biểu t́nh và người ủng hộ Bắc Kinh hôm qua đă khiến một người bị thương v́ trúng đạn thật của cảnh sát, trong khi một người đàn ông trung niên bị người biểu t́nh châm lửa thiêu trong lúc tranh căi. Cả hai đều đang trong t́nh trạng nguy kịch.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, t́nh trạng chia rẽ gia tăng trong xă hội Hong Kong nhấn mạnh sự cần thiết phải có "đối thoại chân thành và rộng răi giữa chính quyền, người biểu t́nh và người dân". Họ cũng kêu gọi người biểu t́nh đáp lại những nỗ lực đối thoại và chính quyền thành phố tăng cường cam kết với công chúng, nỗ lực để "giải quyết những lo ngại tiềm ẩn dẫn đến biểu t́nh".
"Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng cam kết được đưa ra trong Tuyên bố chung Trung - Anh", Ortagus cho hay, đề cập đến tài liệu được kư giữa Trung Quốc và Anh năm 1984, trong đó đảm bảo Hong Kong duy tŕ mức độ tự trị cao trong 50 năm sau khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997.
Gần 100 người phải nhập viện sau các cuộc đụng độ hôm qua và 266 người bị bắt tính từ ngày 4/11. Lănh đạo Hong Kong Carrie Lam lên án bạo lực, gọi người biểu t́nh bạo lực là "kẻ thù của người dân" và tuyên bố sự leo thang bạo lực sẽ không khiến chính quyền của bà đáp ứng yêu cầu của họ.
Nhiều người Hong Kong đă xuống đường biểu t́nh từ đầu tháng 6 để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa kư hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Dù chính quyền đặc khu tuyên bố rút dự luật, người biểu t́nh vẫn xuống đường đưa ra các yêu sách khác, trong đó có yêu cầu điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát và bà Lam phải từ chức.
Hạ viện Mỹ hôm 15/10 bỏ phiếu nhất trí thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong HR 3289. Dự luật yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ đánh giá hàng năm t́nh trạng kinh tế và thương mại đặc biệt Mỹ - Hong Kong và giám sát ảnh hưởng của Trung Quốc đối với đặc khu hành chính này.
Trước t́nh h́nh bạo lực leo thang, nhiều nghị sĩ Mỹ yêu cầu lănh đạo Thượng viện Mitch McConnell đưa dự luật ra bỏ phiếu tại Thượng viện. Trung Quốc chỉ trích dự luật này, xem đây là sự can thiệp của Mỹ vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh.