Bà Trương Diệc Khiết, cựu cán bộ của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế Quốc vụ viện đă tiết lộ: V́ sao tôi phải đào thoát ra nước ngoài? Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 12/12, hội thảo về “Toàn cầu phản bức hại nhằm ngăn chặn sự bạo hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ủng hộ làn sóng thoái Đảng” đă được tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ. Bà Trương Diệc Khiết, cựu cán bộ của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế Quốc vụ viện Trung Quốc, đă phát biểu tại hội thảo.
Bà Trương Diệc Khiết, cựu cán bộ của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế Quốc vụ viện, cũng là một người tập Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)
Bà Trương Diệc Khiết kể lại rằng sau khi ĐCSTQ bắt đầu tiến hành bức hại Pháp Luân Công, chỉ v́ không từ bỏ tín ngưỡng của ḿnh, bà đă bị khai trừ khỏi đảng, bị miễn nhiệm chức vụ chính trị, bị bắt giữ phi pháp 7 lần, trong thời gian đó c̣n phải chịu hàng chục phương thức tra tấn tàn khốc… Cuối cùng, bà phải đào thoát qua sang Mỹ.
Dưới đây là toàn bộ phát biểu của bà Trương:
“Tên tôi là Trương Diệc Khiết, tôi đến từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Năm 1977 tôi tốt nghiệp Đại học Cát Lâm. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vẫn luôn làm việc tại Văn pḥng Hành chính Tổng hợp Bộ Liên lạc Kinh tế Đối ngoại Quốc vụ viện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (nay là Bộ Thương mại của ĐCSTQ). Từ năm 1987 đến 1990, tôi được bổ nhiệm công tác tại Đại Sứ quán Trung Quốc ở Romania trong một thời gian dài với tư cách là Bí thư Kinh tế thứ hai. Sau khi trở về Trung Quốc, tôi tiếp tục làm việc tại Văn pḥng của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, và liên tiếp giữ các chức vụ Tổng cục phó, Tổng cục trưởng, Bí thư chi bộ Đảng của văn pḥng, và Phó Chủ nhiệm Văn pḥng Hội chợ hàng xuất khẩu Quảng Châu.
Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995. Tháng 7/1999, cựu lănh đạo Giang Trạch Dân đă thao túng chính quyền ĐCSTQ tiến hành bức hại tàn bạo pháp Luân Công với khẩu hiệu “Bôi nhọ danh dự, vắt kiệt kinh tế, hủy hoại thể xác”, ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công trong ṿng 3 tháng.
Do kiên tŕ tín ngưỡng của ḿnh, tôi đă bị liệt vào danh sách đen, bị Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế đàn áp nghiêm trọng, phải chịu 9 tháng bức bách cao độ, sau đó bị khai trừ khỏi đảng, băi nhiệm chức vụ, bị giáng chức xuống viên chức cấp thấp nhất, khai trừ khỏi công đoàn công chức, c̣n bị điều động khỏi bộ xuống doanh nghiệp tiếp quản giám sát.
Trong thời gian này, chồng con tôi cũng rất nhiều lần phải chịu áp lực, bị ảnh hưởng đến sự nghiệp. Chồng tôi bị gây áp lực phải chuyển hóa tôi (từ bỏ Pháp Luân Công), c̣n bị ép buộc phải ly hôn với tôi. Chồng tôi cũng làm việc tại Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế. Ông ấy từng là Tham tán và Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu, suốt nhiều năm đều phụ trách các vấn đề kinh tế thương mại và chính sách với các chính phủ Đông Âu, c̣n là Tổng Thư kư của Tổ chức APEC. Chỉ v́ tôi tu luyện Pháp Luân Công, ông ấy cũng bị đ́nh chỉ, quản chế và chịu đựng rất nhiều áp lực.
Bởi v́ kiên tŕ với tín ngưỡng của ḿnh và không chịu chuyển hóa, tôi đă bị bắt và giam giữ phi pháp 7 lần, rơi vào t́nh cảnh thập tử nhất sinh. Tháng 3/2001, chỉ v́ tôi không chịu từ bỏ tu luyện, bị trưởng pḥng đầu tiên của Pḥng 610 là Lư Lam Thanh hạ lệnh đưa vào trại lao động phi pháp trong một năm rưỡi. Do cự tuyệt chuyển hóa, tôi lại bị kết án thêm 10 tháng tù giam. Trong trại lao động, tôi phải chịu đựng hàng chục phương thức tra tấn thể xác, ngược đăi và vũ nhục vượt quá sức chịu đựng của con người.
Tôi bị biệt giam trong suốt thời gian cải tạo và bị giám sát 24 giờ mỗi ngày. Tội phải chịu cảnh phơi nắng, đóng băng, trừng phạt, bị đói, khát, không được đi vệ sinh trong vài ngày, không được súc miệng, tắm rửa, giặt quần áo, cấm ngủ suốt thời gian dài, bị ép làm việc xuyên đêm, ngồi trên ghế hẹp, mùa đông bị rót nước lạnh vào cổ áo… cùng vô số phương thức ngược đăi khó có thể gọi tên khác, chưa bao giờ dừng lại.
Điều tàn bạo nhất mà tôi từng chịu đựng, dường như khiến tôi suưt nữa mất mạng, chính là mỗi lần thực hiện chiến dịch “kiên quyết ép chuyển hóa” trong trại lao động.
Lần thứ nhất, tôi bị tra tấn liên tục suốt 18 ngày đêm không cho ngủ, bị tẩy năo suốt 24 giờ đồng hồ mỗi ngày, kèm theo đó là sự tra tấn và nhục mạ về cả thể xác lẫn tinh thần.
Lần thứ hai, tôi bị bí mật đưa vào một căn pḥng kín, tại đó có tổng cộng chín người, bao gồm cả cảnh sát, gái mại dâm và người nghiện ma túy thay nhau làm nhiệm vụ giám sát cả ngày lẫn đêm. Trong căn pḥng nhỏ đen tối u ám này, tôi đă trải qua bốn mươi hai ngày đêm chịu đủ các loạt h́nh phạt, bị giám sát không cho phép ngủ gật. Đồng thời, tôi c̣n bị ép bị chuyển hóa thông qua các phương thức tra tấn thể xác tàn khốc. Sự kiên định nhất quyết không chuyển hóa của tôi đă khiến cho thủ đoạn của cảnh sát trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết. Họ đánh đấm điên cuồng, ép tôi nhất định phải viết thư chuyển hóa.
Lần thứ ba, tôi bị đánh đập đến mức mất đi ư thức, bị kéo vào một căn pḥng trống, và bị giam giữ bí mật trong suốt 17 ngày. Mười bảy ngày sau, tôi đă trở về từ bờ vực của cái chết.
Hơn hai năm bị bức hại tàn bạo trong trại lao động, tóc tôi trở nên hoa râm, dung mạo cũng thay đổi nhiều; tư duy, ngôn ngữ và động tác trở nên chậm chạp. Đầu óc tôi cũng kém minh mẫn, hai mắt có giai đoạn nh́n không rơ, phần eo và đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng…
Sau khi rời trại lao động, tôi quyết định phơi bày cuộc bức hại tàn khốc đối với cộng đồng quốc tế thông qua trải nghiệm cá nhân của ḿnh. Do bị liệt vào danh sách đen của hải quan, tôi đă phải nỗ lực rất lớn mới có thể đào thoát khỏi Trung Quốc Đại Lục ra nước ngoài.
Ngày 15/9/2006, tôi dấn thân vào con đường khó khăn cuối cùng giữa sự sống và cái chết. Trải qua đủ mọi nguy nan hiểm trở, sau mười ngày mười đêm, cuối cùng tôi đă vượt qua biên giới ba nước, đến Thái Lan và xin tị nạn chính trị với các cơ quan của Liên Hợp Quốc tại đó.
Chính quyền Bắc Kinh phát hiện tôi mất tích, Bộ Công an đă phát ra thông cáo t́m người trên toàn quốc. Bộ trưởng khi đó là Bạc Hy Lai đă quản thúc chồng tôi suốt 8 tháng, đ́nh chỉ toàn bộ các chuyến thăm ngoại giao của ông, cấm không cho xuất ngoại, đồng thời tuyên bố khai trừ công chức của tôi. Cho đến nay, toàn bộ những những ǵ tôi khổ nhọc phó xuất tại quê hương, bao gồm cả công việc, sự nghiệp, gia đ́nh, tài sản cho đến thân nhân chồng con… đều bị ĐCSTQ và chính phủ tà ác tước đoạt hết.
Tháng 10/2007, tôi đă đến được Hoa Kỳ nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và thực hiện lời hứa, hoàn thành sứ mệnh của ḿnh. Tại đây, tôi xin cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ, Lưỡng viện cùng tất cả các nhân sĩ chính nghĩa, đảng phái và chính phủ quốc tế đă lên tiếng cho Pháp Luân Công. Tôi hy vọng sẽ có nhiều quốc gia, đảng phái và tổ chức kinh tế chính nghĩa có thể không bị lợi ích của ĐCSTQ khống chế, kiên tŕ đạo nghĩa, trả lại công bằng cho Pháp Luân Công, hoàn toàn kết thúc kiếp nạn của nhân loại này, phục hưng văn minh truyền thống thực sự của nhân loại, hướng tới tương lai.”
VietBF@ sưu tầm.