Lo sợ về đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Croatia nói có thể đóng biên giới toàn khối EU nhưng một quan chức cho rằng điều này không cần thiết.
"T́nh h́nh cần được theo dơi hàng giờ. Chúng tôi sẽ thực hiện các hành động khác khi nó trở nên nghiêm trọng hơn và sẽ thảo luận về các biện pháp đối phó, bao gồm cả đóng cửa biên giới, theo luật pháp của từng quốc gia", Bộ trưởng Y tế Croatia Vili Beros phát biểu sau cuộc họp của các bộ trưởng y tế Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ hôm qua.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khuyến cáo hạn chế đi lại là không cần thiết.
"WHO nói rất rơ rằng hiện tại không cần hạn chế đi lại và giao dịch từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tôi tin rằng các nước thành viên sẽ tuân thủ điều này. Tất nhiên, quyết định cuối cùng sẽ thuộc thẩm quyền của quốc gia thành viên", Ủy viên châu Âu về An toàn thực phẩm và Sức khỏe Stella Kyriakidou cho hay.
Bộ trưởng Y tế Croatia (trái) và Ủy viên Kyriakidou cuộc họp báo ở Brussel hôm 13/2. Ảnh: AFP.
Trong cuộc họp trước đó, các bộ trưởng y tế EU nhấn mạnh cần có phản ứng với dịch viêm phổi corona (Covid-19). Ủy viên Quản lư khủng hoảng châu Âu Janez Lenarcic nhấn mạnh trọng tâm vào "sự chuẩn bị", hợp tác và hành động thống nhất. Theo ông, dù số lượng các ca nhiễm bệnh ở châu Âu vẫn c̣n thấp, EU "phải sẵn sàng trong trường hợp t́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn".
Bộ trưởng Các vấn đề Xă hội và Y tế công cộng Bỉ Maggie De Block cho biết những nỗ lực phối hợp của các cơ quan y tế châu Âu cũng rất quan trọng trong ngăn chặn t́nh trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm và trang thiết bị y tế. "Hiện chúng tôi không thấy bất kỳ lư do nào gây t́nh trạng này trong những tháng tới", De Block nói.
Dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc hồi tháng 12 và lan ra 26 quốc gia, vùng lănh thổ. Dịch đă khiến 1.369 người chết, 60.374 người nhiễm, 8.219 người trong t́nh trạng nguy kịch và 6.079 người được chữa khỏi trên toàn thế giới.
VietBF © sưu tầm