Cuộc khủng hoảng dịch tễ virus corona chủng mới đă làm lộ rơ những yếu kém của một châu Âu già cỗi, thiếu một tầm nh́n, một chiến lược chung trên b́nh diện y tế cũng như là những lổ hỗng của hệ thống y tế Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới. Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cách nay ba tháng và đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu.
Ảnh cờ Ư được vẽ trên một chiếc xe buưt ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 24/03/2020. AFP - STR
Một châu Âu « già nua » thụ động
Hơn một triệu người bị nhiễm bệnh, khoảng 50 ngàn người chết, gần một nửa dân số thế giới phải « tự giam ḿnh » ở nhà, dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang khuynh đảo cả thế giới. Nếu như Trung Quốc giờ đây đang dần thoát ra khỏi trận dịch, th́ các đại cường khác từ châu Âu đến Mỹ vẫn đang phải lao đao đối phó.
Thế nhưng, cuộc chiến dịch tễ này c̣n mang dáng dấp của một cuộc đọ sức giữa hai mô h́nh xă hội : Độc tài và Dân chủ. Giờ đây có một câu hỏi đang dấy lên : Phải chăng Trung Quốc khi thoát ra khỏi dịch bệnh c̣n hùng mạnh hơn và đang thắng cuộc chiến toàn cầu chống virus corona, ít nhất là trên b́nh diện thông tin ?
Quả thật, Trung Quốc dường như đang dập tắt được dịch bệnh trong nước nhờ vào những biện pháp nghiêm ngặt. Những biện pháp lúc ban đầu bị chỉ trích là chỉ có một chế độ toàn trị mới có thể đưa ra những quy định khắt khe đến như thế, để rồi sau đó, được sao chép lại bằng cách này hay cách khác tại các nước được cho là « dân chủ ».
Và nhất là h́nh ảnh một Trung Quốc « cứu nhân độ thế » được tuyên truyền rầm rộ : Đến hỗ trợ nước Ư, gởi hàng cứu trợ đến châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới… Con đường tơ lụa kinh tế - thương mại của Trung Quốc giờ c̣n là con đường tơ lụa y tế.
« Tiên trách kỷ, hậu trách nhân »
Phương Tây chỉ trích đó là chuyện tuyên truyền, Trung Quốc đến chỉ để bảo vệ lợi ích của ḿnh chứ chẳng phải đến cứu giúp người dân. Nhưng dịch bệnh nổ ra cho thấy rơ sự thiếu khả năng chuẩn bị đề pḥng của châu lục già từ nhân sự, trang thiết bị cho đến cả về mặt chiến lược. Ông Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), có quan điểm cho rằng châu Âu trước hết phải tự trách ḿnh :
« Đương nhiên là Trung Quốc bảo vệ lợi ích quốc gia của ḿnh. Ai có thể phê phán Trung Quốc ? Nước nào cũng làm điều đó, châu Âu cũng vậy. C̣n nếu châu Âu không làm, th́ chỉ nên tự trách lấy ḿnh và đừng chỉ trích Trung Quốc đă làm như thế. Quả thật khi Trung Quốc đến hỗ trợ các nước khác, cũng là lúc nước này tự giúp ḿnh, bởi v́ Trung Quốc cần các nước khác tái khởi động nền kinh tế của họ do Trung Quốc cũng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Thế nên, thay v́ chỉ tập trung vào chỉ trích những điều mà tôi cho là vô bổ hay là về hệ tư tưởng của Trung Quốc, phương Tây nên nh́n thẳng vào sự việc. »
Thế giới đang đứng trước một bước ngoặt mới. Trong cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, kéo dài từ bao lâu nay, chẳng phải Bắc Kinh đang thắng là nhờ vào Hoa Kỳ hay sao ? Chuyên gia Pascal Boniface giải thích tiếp :
« Đó cũng có thể là do chính sách thảm hại của ông Donald Trump đối với đại dịch virus corona kể cả ở trong nước, từ lâu cự tuyệt nh́n nhận sự việc, giờ đang bị chỉ trích ở trong nước và điều này có thể khiến ông trả giá đắt cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020. Donald Trump điều hành siêu cường hàng đầu thế giới, vậy đâu rồi vai tṛ lănh đạo hàng đầu của ông ? ».
Donald Trump được xem như là lănh đạo thế giới phương Tây, thiếu trách nhiệm là một chuyện, nhưng c̣n châu Âu th́ sao ? Vẫn theo ông Pascal Boniface, Trung Quốc « ghi bàn » đó cũng là v́ sự thụ động, tŕ trệ, và nhất là thái độ « ỷ lại » của châu Âu vào Mỹ.
« Bởi v́ nếu Trung Quốc đang thắng đó chẳng phải là do châu Âu tự phó mặc điều đó cho Trung Quốc ? Tại sao châu Âu không thúc đẩy việc cùng suy nghĩ một sự tự chủ về chiến lược cho chính ḿnh kể cả trên phương diện truyền thông cũng như là một chính sách y tế ? Nếu không muốn Trung Quốc ghi được nhiều điểm trong cuộc chiến này, nên chăng châu Âu cũng phải phát triển một chính sách độc lập khác biệt với Hoa Kỳ ? »
Cuối cùng, nhà nghiên cứu địa chính trị kêu gọi trước những thách thức thật sự do Trung Quốc đặt ra, thay v́ ta thán, phàn nàn rằng đó là một chế độ độc tài… đă đến lúc châu Âu nên xắn lấy tay áo, gánh lấy trách nhiệm và bảo vệ lấy lợi ích của chính ḿnh. Cần phải bảo vệ và vạch ra một chính sách chung mà hiện nay chưa hề có. Bất luận thế nào, châu Âu chớ nên trách Trung Quốc là đang bảo vệ lợi ích của họ, nếu như chính bản thân châu Âu không có khả năng bảo vệ lấy chính ḿnh.