Đang phải sống cuộc sống màn trời chiếu đất v́ không nhà cửa, lần đầu tiên sau vài năm lang thang ngoài đường, Sofiane Rahmani được ở pḥng khách sạn có toilet riêng và cơm nước miễn phí.
"Mọi thứ thật là xa xỉ", thiếu niên 16 tuổi người Algeria di cư trái phép đến Thụy Sĩ nói khi ở trong khách sạn 3 sao Bel Esperance tại Geneva.
Tháng trước, khi khách đồng loạt hủy pḥng, đơn vị điều hành khách sạn Salvation Army quyết định biến nó thành nơi trú ngụ cho phụ nữ và thanh thiếu niên vô gia cư, giúp họ có nơi ăn chốn ở giữa Covid-19.
Hafida Marsli, 42 tuổi, người Morocco vô gia cư ở Geneva trong khách sạn Bel Esperance ngày 21/4. Ảnh: AFP.
Khách sạn nằm ở trung tâm phố cổ Geneva, dành 20 pḥng cho phụ nữ, 11 pḥng cho trẻ vị thành niên không có thân nhân như Rahmani, người không có quyền xin tị nạn ở Thụy Sĩ.
"Việc này đến rất t́nh cờ", giám đốc khách sạn Alain Meuwly nói khi đang ngồi trong pḥng ăn sáng, nơi bàn ăn đặt cách xa nhau và mỗi bàn chỉ có một ghế.
Khi Thụy Sĩ bắt đầu cấm các sự kiện công cộng, đóng cửa nhà hàng và cửa hàng để ngăn ngừa nCoV lây lan hồi đầu tháng 3, "hơn 90% đơn đặt pḥng của chúng tôi bị hủy", ông nói.
Thụy Sĩ ghi nhận gần 28.000 ca nhiễm nCoV và hơn 1.100 ca tử vong. Khách sạn để trống, c̣n đồng nghiệp trong hội từ thiện Kitô giáo của ông nói muốn t́m nơi an toàn làm chỗ ở cho 1.000 người vô gia cư ở Geneva giữa mùa dịch.
Meuwly cho hay quá tŕnh chuyển đổi khách sạn thành nơi trú ngụ cho người vô gia cư giữa đại dịch rất đơn giản. V́ nhân viên của khách sạn nghỉ việc không lương, một nhóm nhân viên xă hội đến, sắp xếp chỗ ở cho những người vô gia cư. Họ được phép ở lại tới 1/6.
Khu vực ăn uống được bố trí cách xa nhau. Người vào ở được cung cấp khẩu trang và chất khử trùng. Một pḥng chỉ được phép ở một người.
"V́ nhóm khách hàng này hơi khác, nên chúng tôi đă bỏ một số tiện ích thường có trong khách sạn ba sao như máy tính bảng và máy pha cà phê", Meuwly nói, nhấn mạnh ngoài chuyện đó ra, "mọi thứ đều chất lượng như nhau".
"Giường đệm giống nhau, có tivi, đặc biệt là wifi, điều nhiều người đánh giá cao", ông nói.
Ṭa nhà này từng là nơi cưu mang phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn suốt 60 năm, nhưng đến năm 1996, nó được chuyển thành khách sạn. Ngày nay, khách sạn cung cấp những căn pḥng thanh lịch, sang trọng mà trong mùa cao điểm có thể có giá lên tới hơn 620 USD một đêm.
Meuwly không lo lắng việc chuyển khách sạn thành chỗ ở cho người vô gia cư sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh khi hết dịch.
"Không ảnh hưởng chút nào", ông nói, cho biết nhận được rất nhiều tin nhắn của khách quen, chúc mừng sáng kiến này và đề nghị giúp đỡ. "Tôi cho rằng nó c̣n mang lại danh tiếng cho hoạt động kinh doanh".
Rahmani rất hài ḷng với khách sạn. Sau chuyến vượt biển nguy hiểm từ Algeria tới Tây Ban Nha ba năm trước, cậu t́m đường đến Paris và cuối cùng sang Geneva tháng trước. Cuộc sống trong khách sạn "quá thoải mái" với cậu.
"Chúng tôi không cần lo bữa no bữa đói, không cần lo lắng ngủ ở đâu, có bị lạnh không", Rahmani bày tỏ. "Tôi thích ở đây măi măi".
Geneva cung cấp đăi ngộ đặc biệt cho người di cư là trẻ vị thành niên không có thân nhân đi cùng. Họ sẽ được đăng kư với các tổ chức từ thiện và được cung cấp bữa ăn, chỗ ngủ.
Hafida Marsli, 42 tuổi, vượt biên từ Morocco đến Thụy Sĩ 10 năm trước với hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng cuối cùng cô trở thành người vô gia cư ở Geneva.
"Ở đây thật sự quá tốt", Marsli nói. "Mọi thứ đều tuyệt vời".
Valerie Spagna, nhân viên Salvation Army, người phụ trách chương tŕnh cung cấp chỗ ở qua đêm cho người vô gia cư ở Geneva, cho biết b́nh thường, người vô gia cư được sắp xếp ở trong kư túc xá lớn hoặc một căn pḥng chung vào buổi tối, đến sáng phải rời đi.
Vào khách sạn, "họ có thể thư giăn, chăm sóc bản thân, ngủ bao lâu tùy thích", cô nói. "Cuối cùng họ cũng cảm nhận được một chút hương vị của cuộc sống b́nh thường".
Spagna sợ nhất là "mọi việc quay lại thực tế" khi những người vô gia cư phải rời khỏi khách sạn vào đầu tháng 6.
"Họ sẽ phải quay lại đời thực một lúc nào đó", cô nói. "Điều đó thật đau ḷng".
VietBF@sưu tập