Mỹ đă đi nước cờ để t́m đường đưa chuỗi cung ứng thoát khỏi Trung Quốc. Chính phủ Mỹ ra thông điệp Anh phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh trong cuộc đàm phán thương mại song phương, nhằm lôi kéo London về phía ḿnh, theo Guardian.
Mỹ đang t́m cách đưa vào một điều khoản cho phép nước này rút khỏi các phần trong thỏa thuận thương mại, nếu Anh đạt được thỏa thuận với một quốc gia khác mà Washington không chấp nhận. Điều khoản không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, nhưng các nhà ngoại giao Anh tại Washington xem nó như đ̣n bẩy để ngăn chặn mối quan hệ ngoại giao Anh - Trung trở nên gần gũi hơn, Guardian cho biết.
Điều này được Vương quốc Anh xem là áp lực tương tự như việc Mỹ yêu cầu Anh không thỏa thuận với gă khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc để cung cấp mạng 5G cho Anh.
Phần lớn tranh căi liên quan đến cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Anh cho đến nay tập trung vào giá thuốc, tiêu chuẩn thực phẩm và thuế kỹ thuật số.
Đối trọng với Trung Quốc
Đề xuất của Mỹ dựa trên điều 30 trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada. Các nhà ngoại giao Anh cho rằng việc này nằm trong quyết tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng đại dịch Covid-19 như một cây gậy chính trị để trừng phạt Trung Quốc và đảm bảo chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sắp tới.
Mỹ đang gây áp lực lên mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Điều đó sẽ đặt chính phủ Anh dưới áp lực bên ngoài mạnh mẽ để sát cánh cùng Mỹ đối trọng với Trung Quốc, hỗ trợ cho tư thế phản đối Trung Quốc mạnh mẽ hơn đang phát triển trên các ghế bảo thủ trong chính phủ.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne tin rằng mắt xích quan trọng là Thủ tướng Boris Johnson. “Thật kỳ lạ, thành viên nội các ủng hộ mạnh mẽ nhất việc hợp tác với Trung Quốc là thủ tướng. Ông ấy chắc chắn đă chuẩn bị để chống lại áp lực từ sau lưng ḿnh”, cựu Bộ trưởng Osborne nói.
“Chủ nghĩa đa phương là một cách để các quốc gia hợp tác trên mục tiêu chung. Bạn không thể có được điều này và sát cánh cùng Mỹ trong việc cô lập Trung Quốc khỏi hệ thống toàn cầu. Đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới”, cựu Bộ trưởng Osborne bày tỏ quan điểm trong một hội thảo trực tuyến Strand Group.
Trong một bài báo đăng trên trang web của Trường Harvard Kennedy, trường chính sách công thuộc Đại học Harvard, do cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Ed Balls viết, cựu quan chức này cho rằng một thỏa thuận thương mại đầy đủ giữa Mỹ - Anh trước cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 là rất khó xảy ra.
Tác giả bài viết lo ngại ngay cả một thỏa thuận nhỏ với Mỹ có thể tạo ra vấn đề nan giải cho Anh, v́ nó sẽ lôi kéo London vào chính sách kinh tế đối ngoại mới nổi của Washington, dựa trên chủ nghĩa song phương đối trọng Trung Quốc, phá hoại kế hoạch đưa Anh trở thành quốc gia toàn cầu.
Bài viết trích dẫn quan điểm của một quan chức chính phủ giấu tên cho biết các cuộc đàm phán có thể kết thúc bằng một tuyên bố chính trị kéo Vương quốc Anh theo quan điểm phản đối Trung Quốc, chống lại toàn cầu hóa.
Tách Trung Quốc khỏi kinh tế toàn cầu
Ngoài ra, bài viết c̣n đề cập quan điểm của một quan chức tài chính Anh, rằng chính phủ Mỹ muốn sử dụng đại dịch Covid-19 để tách Trung Quốc khỏi nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sản xuất tại Mỹ và thiết kế lại nền kinh tế toàn cầu, với lư do rằng "bạn không thể để Trung Quốc là một phần của hệ thống v́ cách hành xử của họ".
Đàm phán thương mại song phương Mỹ - Anh đang bế tắc v́ điều khoản kèm theo của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Đối với chính phủ Anh, kư kết thỏa thuận thương mại với Mỹ mang tầm quan trọng về chính trị và tính biểu tượng trong bối cảnh Brexit, ngay cả khi London đạt được những lợi ích khiêm tốn từ nó.
Đối với Mỹ, thỏa thuận với Anh mang đến cơ hội chuyển chuỗi cung ứng trở lại Mỹ và rời khỏi Trung Quốc. Đây là một phần trong chiến dịch "Mua hàng Mỹ" và gửi thông điệp mạnh mẽ đến Liên minh châu Âu (EU).
Một số quan chức ca ngợi nỗ lực của Anh trong việc cố gắng đạt được thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cho rằng họ sẽ gây áp lực với EU để đạt được thỏa thuận với Anh.
Họ cũng tin rằng triển vọng của một thỏa thuận giữa EU và Anh có thể được sử dụng làm đ̣n bẩy để thuyết phục Tổng thống Trump áp dụng cách tiếp cận đa phương hơn trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.