Virus corona sợ độ cao? Thực tế có lẽ đúng như vaayj bởi v́ rất ít ca nhiễm được ghi nhận ở khu vực cao nguyên. Từ đây khiến nhiều người suy đoán rằng virus corona đến đây sẽ bị “soroche”, một từ trong ngữ hệ Quechua chỉ bệnh sợ độ cao.
Khi khách du lịch từ Mexico, Trung Quốc và Anh là những ca tử vong đầu tiên v́ Covid-19 ở Cusco, Peru, thủ đô một thời của Đế chế Inca đă dự kiến hứng chịu một đợt bùng phát nghiêm trọng.
Ẩn ḿnh trong một thung lũng đẹp như tranh vẽ bên dăy Andes, thành phố cao nguyên với 420.000 cư dân, cửa ngơ vào Machu Picchu, đón hơn 3 triệu du khách quốc tế mỗi năm, nhiều người từ các tâm dịch lớn như Mỹ, Italy và Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, kể từ ba trường hợp tử vong đó, trong khoảng thời gian từ 23/3 đến 3/4, khi Peru phong toả toàn quốc nghiêm ngặt, không có thêm bất kỳ một trường hợp tử vong v́ Covid-19 nào khác xảy ra ở Cusco, ngay cả khi căn bệnh này đă cướp đi hơn 4.000 sinh mạng trên cả đất nước.
Tỷ lệ lây nhiễm cũng rất thấp. Chỉ 916 trong số 141.000 trường hợp của Peru đến từ khu vực Cusco, có nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm của nó thấp hơn khoảng 80% so với mức trung b́nh quốc gia.
Đàn ông ăn mặc như Andean Ukukus hoặc Pabluchas, những nhân vật truyền thống đóng vai tṛ canh gác, áp đặt trật tự xă hội, vung roi như một mối đe dọa để buộc mọi người phải duy tŕ khoảng cách, nhắc nhở họ đeo khẩu trang và găng tay gần thành phố Cusco, Peru. Ảnh: Getty Images.Càng lên cao, virus corona càng khó sống?
Con số ít ỏi các trường hợp mắc bệnh và tử vong ở khu vực cao nguyên thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế này đă khiến nhiều người suy đoán rằng virus corona đến đây sẽ bị “soroche”, một từ trong ngữ hệ Quechua chỉ bệnh sợ độ cao.
Điều tương tự cũng xảy ra ở những nơi khác trong khu vực dăy Andes và Tây Tạng.
Các nhà khoa học cảnh báo t́nh h́nh đó có thể không kéo dài, nhưng hiện tượng chưa lư giải được này khiến họ ṭ ṃ. Họ đang bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ tiềm năng giữa virus corona và độ cao.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Respiratory Physiology & Neurobiology, các nhà nghiên cứu từ Australia, Bolivia, Canada và Thụy Sĩ xem xét dữ liệu dịch tễ học từ Bolivia, Ecuador và Tây Tạng đă nhận thấy các nhóm người sống ở độ cao trên 3.000 mét ghi nhận số trường hợp lây nhiễm thấp hơn hẳn so với người sống ở khu vực thấp.
Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ lây nhiễm ở Tây Tạng là rất nhỏ so với vùng thấp của Trung Quốc, tỷ lệ lây lan tại khu vực dăy Andes ở Bolivia thấp hơn gấp ba lần so với so với phần c̣n lại của đất nước và khu vực dăy Andes ở Ecuador c̣n thấp hơn gấp bốn lần.
Theo số liệu chính thức, Ecuador đă phải hứng chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất ở Mỹ Latinh, với hơn 38.000 ca nhiễm và hơn 3.300 trường hợp tử vong, nhưng tập trung tại cảng Guayaquil ở Thái B́nh Dương. 8.387 trường hợp của Bolivia tập trung phần lớn tại Santa Cruz, chỉ cao vài trăm mét so với mực nước biển. La Paz, nơi có thủ đô cao nhất thế giới, chỉ ghi nhận 410 trường hợp.
Một chú chó đứng trước khung cảnh bao trùm La Paz nh́n từ El Alto, Bolivia. Ảnh: Getty Images.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng các nhóm người sống ở vùng núi cao có lợi thế nhờ sự kết hợp giữa khả năng đối phó với t́nh trạng thiếu oxy (nồng độ oxy trong máu thấp) và môi trường tự nhiên bất lợi đối với virus - bao gồm không khí núi khô, mức độ bức xạ UV cao và khả năng áp suất khí quyển thấp hơn làm giảm khả năng tồn tại của virus trong không khí.
Các chuyên gia khác đặt câu hỏi về vai tṛ của các yếu tố môi trường, đề cập đến việc hầu hết trường hợp lây nhiễm virus xảy ra trong nhà, do đó có thể loại bỏ yếu tố mức độ tia UV. Nhưng họ đề nghị nghiên cứu sâu hơn về phản ứng của những người sống ở khu vực cao với Covid-19, bao gồm việc khi bị nhiễm bệnh, các triệu chứng của họ nhẹ hơn và do đó hạn chế điều trị hoặc xét nghiệm y tế.
“Virus thích con người. Chúng chẳng quan tâm đến độ cao”, Peter Chin-Hong, một nhà nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở San Francisco, nói. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang t́m hiểu sâu về căn bệnh, và điều này cũng cung cấp cho chúng tôi một số manh mối tốt để thử nghiệm và t́m hiểu sự tiến triển của nó”.
Liên quan chặt chẽ đến việc thích nghi với khí hậu?
Chỉ có ba nhóm người trên thế giới có sự thích nghi với độ cao xảy ra trong gene: người Himalaya, người miền núi ở Ethiopia và khu vực dăy Andes. Tuy nhiên, Clayton Cowl, một bác sĩ phổi tại Mayo Clinic và là nguyên hiệu trưởng của Trường Bác sĩ Phẫu thuật Lồng ngực Mỹ, nghi ngờ xu hướng này liên quan chặt chẽ đến việc thích nghi với khí hậu, cụ thể là khả năng điều chỉnh cơ thể tạm thời theo độ cao, hơn là biến đổi thích nghi từ trong ADN.
Điều đó có thể giải thích tại sao Covid-19 đang hoành hành ở bờ biển Thái B́nh Dương ở Peru, đặc biệt là Lima, trong khi cộng đồng người miền núi ở đất nước này lại tránh được điều tồi tệ nhất.
Bác sĩ Cowl giải thích rằng việc tiếp xúc với độ cao kéo dài sẽ gây ra phản ứng dây chuyền trong phổi liên quan đến một loại protein tên là ACE2 có thể ngăn ngừa shunt phổi, một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân Covid-19.
Anh chị em Jimmy và Dolores Centeno giữ một bức ảnh của cha họ, Cerafin Centeno. Họ không thể t́m thấy thi thể ông kể từ khi ông qua đời v́ Covid-19 hai tháng trước tại Guayaquil, Ecuador. Ảnh: Reuters.
Thông thường, khi một phần phổi bị tổn thương, cơ thể sẽ chuyển hướng ḍng máu đến nuôi các khu vực khỏe mạnh hơn có khả năng hấp thụ oxy tốt hơn. Shunt phổi là việc quá tŕnh chuyển hướng này bị dừng, dẫn đến thiếu oxy. Theo bác sĩ Cowl, đây là một yếu tố phổ biến trong số khoảng 30% bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ nhưng có lượng oxy trong máu thấp bất thường khiến t́nh trạng bệnh diễn biến xấu.
Nhưng bất kỳ ưu thế nào có được từ yếu tố độ cao để đối phó với virus, các chuyên gia Chin-Hong và Cowl nói, chỉ có được khi con người thích khi hoàn toàn với khí hậu, thông thường mất tới ba tháng. Cả hai đều nhấn mạnh rằng bất cứ ai nhiễm Covid-19 di chuyển đến vùng núi sẽ chỉ thấy các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.
“Từ quan điểm dịch tễ học, thật khó để biết điều này có nghĩa là ǵ. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nó thực sự thú vị”, bác sĩ Cowl nói.
VietBF@ sưu tầm.