06/05/20
James Mattis Denounces President Trump, Describes Him as a Threat to the Constitution
https://www.theatlantic.com/politics/archive/2020/06/james-mattis-denounces-trump-protests-militarization
Giới thiệu:
James Norman Mattis (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1950) là một tướng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đă nghỉ hưu, từng là bộ trưởng quốc pḥng thứ 26 của Hoa Kỳ từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 1 năm 2019. Trong 44 năm ở Thủy quân lục chiến, ông đă chỉ huy các lực lượng ở Chiến Tranh Vùng Vịnh, Chiến tranh ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq. Từ năm 2007 đến 2010, ông là Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân Hoa Kỳ và đồng thời giữ chức Tư lệnh Đồng minh Chuyển đổi của NATO. Ông là chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ từ năm 2010 đến 2013 với Đô đốc Bob Harward làm chỉ huy phó.
Ông lên tiếng chỉ trích thẳng Tổng thống Trump là một tổng thống chủ trương chia rẽ trên tờ The Atlantic.
Cố Sự Quán
Biên dịch: Khoa Lê
ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH
Tôi đă theo dơi những sự kiện tiếp nối nhau trong tuần qua với sự giận dữ và kinh hoàng.
Cụm từ
“Công Lư B́nh Đẳng Dưới Pháp Luật” được khắc ghi trên trần tường của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Đây chính xác là thứ mà những người biểu t́nh đang đ̣i hỏi một cách đúng đắn.
Một đ̣i hỏi toàn vẹn và hợp nhất – một đ̣i hỏi mà tất cả chúng ta đều có thể hậu thuẫn. Chúng ta không được để thiểu số những kẻ vi phạm pháp luật làm xao nhăng khỏi điều đó. Những cuộc biểu t́nh được định nghĩa bởi hàng chục ngàn con người có lương tri đang yêu cầu chúng ta phải sống đúng theo những giá trị mà chúng ta đeo đuổi – những giá trị con người và giá trị quốc gia.
Khi tôi nhập ngũ, khoảng 50 năm về trước, tôi đă tuyên thệ sẽ ủng hộ và bảo vệ bản Hiến pháp. Tôi không bao giờ mơ đến việc những binh sĩ đă tuyên thệ như tôi bị ra lệnh, trong bất cứ trường hợp nào, phải xâm phạm quyền Hiến định của những người đồng bào – chứ đừng nói đến là để dọn đường cho một buổi chụp ảnh quái đản của vị Tổng tư lệnh được dân bầu, với hàng tướng lănh quân đội chầu kế bên.
Chúng ta phải từ bỏ mọi suy diễn rằng các thành phố của chúng ta là “chiến trận” mà quân đội được hiệu triệu để “chiếm lĩnh”. Ở quê nhà, chúng ta chỉ nên dùng tới quân đội khi được yêu cầu bởi thống đốc các tiểu bang, trong những t́nh huống rất hiếm gặp.
Quân sự hoá phản ứng của chúng ta, như đă thấy tại Washington, D.C., tạo ra một sự xung đột – giả tạo – giữa quân đội và xă hội dân sự. Điều đó làm hủ hoá nền tảng đạo đức của sự gắn bó và tin cậy giữa các binh sĩ và xă hội mà họ là một phần tử và đă thề sống chết bảo vệ.
Việc giữ trật tự công cộng là trách nhiệm của các lănh đạo xă hội dân sự ở cấp tiểu bang và địa phương, những người hiểu rơ nhất và chịu trách nhiệm trước tiên với cộng đồng của họ.
James Madison đă viết trong tờ Người Liên bang số 14 rằng
“Một nước Mỹ thống nhất, dù chỉ có vài mống hoặc không có binh sĩ nào, thể hiện một tư thái đáng gờm trước tham vọng của ngoại bang hơn một nước Mỹ có cả trăm ngàn cựu binh dày dạn nhưng chia rẽ.”
Chúng ta không cần phải quân sự hoá phản ứng với các cuộc biểu t́nh. Chúng ta cần phải đoàn kết dưới một ngọn cờ chung. Bắt đầu bằng cách bảo đảm rằng tất cả mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật.
Những bản chỉ dẫn cho quân lính từ bộ chỉ huy trước cuộc đổ bộ vào Normandy (cuối Thế chiến 2-ND) nhắc nhở họ rằng “Khẩu hiệu của Nazi là ‘Chia để trị’.
Câu trả lời của nước Mỹ là ‘Đoàn kết là sức mạnh’”. Chúng ta phải huy động sự đoàn kết đó để vượt qua cuộc khủng hoảng này – với sự tự tin rằng bản chất chúng ta vượt lên trên những đấu đá chính trị.
Donald Trump là tổng thống đầu tiên tôi từng thấy trong đời mà không cố gắng để đoàn kết dân Mỹ lại – thậm chí c̣n không thèm giả vờ. Thay vào đó ông ta cố gắng chia rẽ chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của nỗ lực chia rẽ có chủ đích này suốt 3 năm qua. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của sự thiếu vắng người lănh đạo trưởng thành suốt 3 năm qua. Chúng ta có thể đoàn kết lại mà không cần đến ông ta, bằng cách huy động sức mạnh nội tại từ xă hội văn minh của chúng ta.
Điều này sẽ không hề dễ dàng, như những ngày vừa qua đă cho thấy, nhưng chúng ta mắc nợ với những người đồng bào của chúng ta; với những thế hệ đi trước đă đổ máu để bảo vệ lời hứa của chúng ta; và với con cháu của chúng ta.
Chúng ta có thể vượt qua thời khắc thử thách này và trở nên mạnh mẽ hơn, với một động lực tươi mới và sự tôn trọng lẫn nhau. Dịch bệnh (COVID-19) đă cho chúng ta thấy không chỉ có quân đội mới sẵn sàng trả cái giá sau hết để bảo vệ an toàn cho cộng đồng. Những người dân Mỹ trong bệnh viện, siêu thị, bựu điện và nhiều nơi khác đang đem cả tính mạng ḿnh ra để phục vụ cho đồng bào và đất nước. Chúng ta biết ḿnh tốt đẹp hơn sự lạm dụng thẩm quyền hành pháp đă xảy ra tại Quảng trường Lafayette.
Chúng ta phải chối bỏ và buộc những kẻ cầm quyền đang đùa cợt trên bản Hiến pháp phải chịu trách nhiệm. Và cùng lúc đó, chúng ta phải nhớ đến phần tốt đẹp nội tại trong mỗi người chúng ta, và lắng nghe nó, trong quá tŕnh đoàn kết lại.
Chúng ta chỉ có thể trở lại thành một quốc gia được ngưỡng mộ và tôn trọng cả trong nước lẫn trên thế giới bằng cách đi trên một con đường mới – mà thực tế là, trở lại với con đường nguyên bản của những giá trị thời lập quốc cha ông chúng ta đă vạch ra.
Khoa Lê