Khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng về các vấn đề bảo mật dữ liệu, Bắc Kinh đă chủ động đưa ra “sáng kiến bảo mật dữ liệu” - thứ mà họ tin rằng có thể coi là “tiêu chuẩn toàn cầu về bảo mật dữ liệu”.
Một tháng trước, chính quyền Trump đă tiết lộ kế hoạch mang tên "Clean Network" hay "mạng Internet sạch" gồm 5 phần, nhằm loại bỏ tất cả các công ty công nghệ Trung Quốc khỏi hệ thống mạng Internet của Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, kế hoạch trên là một động thái cần thiết để đối phó với nguy cơ gián điệp từ Trung Quốc ngày càng gia tăng, cũng như việc truyền bá một loạt các giá trị khác nhau thông qua những ứng dụng phổ biến nhắm vào giới trẻ.
Và giờ đây, Trung Quốc đă đáp trả bằng cách đưa ra một sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu để chứng minh rằng họ cũng có những "ư định tương tự". Kế hoạch này được gọi là "Sáng kiến Toàn cầu về Bảo mật Dữ liệu", bao gồm một bộ quy tắc liên quan đến quản trị và bảo mật dữ liệu.
Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, xuất hiện trong một video tại cuộc họp kín ở Bắc Kinh hôm thứ Ba 8/9, đă công bố bộ quy tắc gồm tám phần liên quan đến các chủ đề gây tranh căi như việc Bắc Kinh sẽ xử lư ra sao với dữ liệu người dùng.
Theo các quy tắc do sáng kiến đưa ra, Bắc Kinh sẽ không yêu cầu các công ty Trung Quốc chuyển dữ liệu ở nước ngoài cho chính phủ của các nước khác. Trung Quốc cũng kêu gọi các quốc gia phản đối việc giám sát hàng loạt đối với các quốc gia khác, đồng thời yêu cầu các công ty hạn chế cài đặt "cửa hậu" trong các sản phẩm và dịch vụ của họ để thu thập dữ liệu bất hợp pháp.
Chính sách được đề xuất cũng sẽ cấm các chính phủ truy cập dữ liệu thu được từ các hoạt động ở nước ngoài của các công ty. Nói chung về cơ bản, những ǵ xảy ra ở Trung Quốc sẽ nằm ở Trung Quốc và không được chia sẻ với chính quyền Mỹ.
Thời gian đưa ra bản kế hoạch rất đặc biệt, chỉ vài ngày trước thời hạn TikTok phải đưa ra bản kế hoạch bán dịch vụ của ḿnh tại Mỹ. Từ lâu, chính quyền Washington vẫn khẳng định rằng ứng dụng video phổ biến này đặt ra mối đe dọa an ninh quốc gia v́ nó có thể chuyển dữ liệu của người dùng Mỹ cho chính quyền Bắc Kinh, dù TikTok đă nhiều lần phủ nhận. Tuần trước, Trung Quốc đă sửa đổi luật xuất khẩu để làm phức tạp thêm quá tŕnh bán TikTok.
Các quan chức Trung Quốc không đề cập đến chương tŕnh "Clean Network" trong bản dự thảo sơ bộ, nhưng các tuyên bố báo chí cho thấy nó thực sự là động lực đằng sau sáng kiến mới này.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị lưu ư "chủ nghĩa đơn phương được thực hiện bởi một số quốc gia nhân danh sự trong sạch, và việc săn lùng toàn cầu các doanh nghiệp hàng đầu của các quốc gia khác với lư do an ninh, là những hành động bắt nạt trắng trợn cần bị phản đối và bác bỏ."
Ông Vương tin rằng có một sự thiếu hụt trong quản trị dữ liệu toàn cầu và v́ vậy các quốc gia nên làm việc, giao tiếp và phối hợp để xây dựng ḷng tin lẫn nhau khi nói đến cách xử lư dữ liệu chảy qua Internet và cơ sở hạ tầng viễn thông.
Trên thực tế th́ sự "thâm hụt về ḷng tin" này đă được Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh trong phát biểu gần đây của ông về một thực tế là các công ty Trung Quốc được luật pháp yêu cầu chia sẻ thông tin với chính phủ Trung Quốc bất cứ khi nào họ được yêu cầu làm như vậy.
VietBF @ Sưu tầm