Khi nền kinh tế đang suy thoái, gói kích thích tài khóa lớn là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp làm từ xa và giúp người dân t́m việc.
Trên CNBC, William Lee - kinh tế trưởng tại Viện Milken (một tổ chức nghiên cứu kinh tế độc lập, phi lợi nhuận) cho rằng Mỹ cần khoảng 3.000 tỷ USD kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế đang bị đại dịch tàn phá. Số tiền này nên được sử dụng cho các chương tŕnh như khuyến khích doanh nghiệp tăng năng lực làm việc từ xa và giúp đỡ người thất nghiệp t́m việc tại các công ty có mô h́nh kinh doanh khả thi.
"Có lẽ tất cả mọi người đều đồng ư là chúng ta phải làm điều này và làm thật lớn. Vấn đề là làm thế nào để mạnh tay mà không tăng thâm hụt tài khóa lâu dài", ông nói, "Đó là lư do các chương tŕnh phải có mục tiêu và được thiết kế để có thể chấm dứt khi nền kinh tế quay lại như trước đây".
Người đi bộ trên một con phố vắng vẻ v́ đại dịch tại Massachusetts. Ảnh: Reuters
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra được gói kích thích kinh tế tiếp theo, sau gói 2.200 tỷ USD thông qua hồi tháng 3. Sự bất đồng giữa các nghị sĩ Đảng Dân chủ và Cộng ḥa quanh việc sẽ hỗ trợ vốn cho hoạt động nào đă khiến việc đàm phán bế tắc.
Hạ viện do Đảng Dân chủ chiếm ưu thế đă thông qua gói kích thích 3.000 tỷ USD hồi tháng 5. Trong khi đó, đảng Cộng ḥa muốn một gói quy mô nhỏ hơn.
Thượng viện do đảng Cộng ḥa chiếm đa số sẽ bỏ phiếu với gói mới, sớm nhất là trong tuần này. Tuy nhiên, gói này được đánh giá khó đạt 60 phiếu thuận cần thiết để được thông qua tại Thượng viện. Nó cũng khó nhận được sự ủng hộ của Hạ viện.
Mỹ đến nay ghi nhận số ca mắc và tử vong v́ Covid-19 cao nhất thế giới, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Đến sáng nay (10/9), nước này có hơn 6,3 triệu người mắc và hơn 190.000 người tử vong.
Chính sách phong tỏa ngăn đại dịch đă đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. GDP nước này giảm kỷ lục 31,7% trong quư II.
"Đó là lư do v́ sao tăng kích thích tài khóa là điều quan trọng. Nhưng giới chính trị gia Mỹ dường như không nhận được thông điệp đó", Lee nhận xét, "Mỗi đồng chi ra đều là có ích. Và mối nguy hiện tại là họ cứ lăng phí thời gian thiết kế lại một chương tŕnh để đáp ứng những tiêu chuẩn hoàn hảo một cách không cần thiết".
VietBF @ Sưu tầm