Tưởng đào được xác gấu, ai ngờ là sinh vật ở "mộ đá vĩnh cửu" 39.000 năm vẫn nguyên vẹn. Các chuyên gia Nga cho rằng đây là phát hiện "quan trọng tầm cỡ thế giới".
Sinh vật thời tiền sử được phát hiện vẫn nguyên vẹn tại "mộ đá vĩnh cửu". Ảnh: NEFU
Theo tờ Siberian Times, xác sinh vật vẫn nguyên vẹn, bao gồm một cá thể trưởng thành và một con non, được những người chăn nuôi tuần lộc t́m thấy tại vùng đất ở Yakutia, Siberia, Nga. Chúng được xác định là loài Gấu Hang (Ursus spelaeus), sinh vật tiền sử sống ở lục địa Á - Âu từ hàng chục ngh́n năm trước.
Xác các sinh vật sau 39.000 năm vẫn được bảo quản nguyên vẹn dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia và có ư nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là lần đầu tiên xác Gấu Hang được t́m thấy c̣n nguyên cả mô mềm (các mô ngoài xương, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan và cấu trúc khác).
Nhà khoa học Lena Grigorieva, tới từ Viện sinh thái ứng dụng, thuộc Đại học liên bang đông bắc Nga, cho biết: "Đây là lần đầu tiên loài Gấu Hang được t́m thấy c̣n nguyên vẹn các mô mềm. Nó được bảo quản gần như 100%, với các cơ quan nội tạng được giữ nguyên. Trước đó, người ta chỉ t́m thấy xương và hộp sọ của loài này. Đây thực sự là phát hiện mang tầm thế giới".
Mô mềm của các sinh vật được bảo quản tốt có thể mang lại hy vọng cho các nhà khoa học. Ảnh: NEFU
Các mô mềm của loài Gấu Hang được bảo tồn tốt qua hàng chục ngh́n năm trong "mộ đá vĩnh cửu". Điều này khiến các nhà khoa học Nga, những người đang t́m cách hồi sinh loài voi ma mút tuyệt chủng, rất lạc quan về việc t́m ra ADN của Gấu Hang.
Các nhà khoa học tại Đại học liên bang đông bắc Nga ở thành phố Yakutsk, sẽ nghiên cứu các mẫu vật. Theo tiến sĩ Grigorieva, các nhà khoa học nước ngoài cũng được mời tham gia nghiên cứu.
Tiến sĩ Maxim Cheprasov, nhà nghiên cứu cấp cao, tại Pḥng thí nghiệm bảo tàng Mammoth, ở thành phố Yakutsk, cho biết: "Các phân tích đồng vị cacbon là cần thiết để xác định tuổi đời chính xác của các sinh vật. Chúng tôi chỉ xác định được trong khoảng từ 39.000 năm trở lại đây".
VietBF@ sưu tầm.