Cũng như trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, châu Âu sẽ là một trong những “sân khấu” chính trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Về mặt địa lư, cạnh tranh Mỹ - Trung có thể vẫn giới hạn ở Đông Á và Đông Nam Á, nhưng châu Âu sẽ là nơi mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tranh giành ảnh hưởng về kinh tế, công nghệ và ngoại giao, theo Minxin Pei, giáo sư chuyên về chính phủ ở Đại học Claremont McKenna, Mỹ.
Trong bối cảnh sự phân ly giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra trên nhiều mặt, châu Âu sẽ giữ vai tṛ quan trọng với Trung Quốc về mặt đầu tư, thương mại và công nghệ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nghị và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker tại cuộc gặp ở Brussels ngày 18/3/2019. Ảnh: Reuters.
Đối tác quan trọng của Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau ASEAN. Chỉ mới năm 2019, EU từng là đối tác thương mại số một của Trung Quốc, với tổng kim ngạch 600 tỷ USD.
Ngoài ra, EU cũng sẽ là nguồn chuyển giao công nghệ lớn nhất cho Trung Quốc trong những thập kỷ tới, khi Mỹ ngày càng giới hạn chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, theo giáo sư Pei, cũng là một học giả tại Quỹ Marshall Đức, một tổ chức nghiên cứu ở Washington.
Về ngoại giao, EU cũng sẽ có ảnh hưởng lớn trong nhiều vấn đề như nhân quyền, cải cách các thể chế quốc tế - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - hay Đài Loan.
“Điều này giải thích v́ sao Trung Quốc gần đây phải cử Ngoại trưởng Vương Nghị công du 8 ngày tới 5 nước châu Âu: Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Đức”, ông Pei viết trong bài b́nh luận đăng trên Nikkei Asian Review.
Mục tiêu trước mắt của chuyến thăm là thăm ḍ thái độ của các nước trên về Trung Quốc, sau nhiều diễn biến đầy biến động gần đây như dịch Covid-19, luật an ninh mà Bắc Kinh áp đặt cho Hong Kong, và sự leo thang căng thẳng với Mỹ.
“Nếu xem các bản tin, có thể thấy chuyến thăm của ông Vương Nghị là một thất bại, khi phái đoàn Trung Quốc được tiếp đón một cách lịch sự nhưng lạnh nhạt”, ông Pei viết.
“Ở Berlin, ông Vương bị Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chỉ trích v́ có lời đe dọa đối với Chủ tịch Thượng viện Cộng ḥa Czech, người đă thăm Đài Loan bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh”.
Chưa hết, ngay sau khi ông Vương rời Berlin, Đức công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, đề cao thượng tôn pháp luật và thị trường mở, báo hiệu sự chuyển hướng so với chiến lược trước đó là ưu tiên quan hệ với Trung Quốc.
Những hành xử của Bắc Kinh cũng khiến nhiều nước ngoài khu vực lên tiếng ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ. Nổi bật nhất là Anh và Pháp năm 2013 có các chuyến tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức yêu sách của Trung Quốc. Ngày 17/6, hai nước này cùng nhóm G7 bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh do Bắc Kinh áp cho Hong Kong.
Trung Quốc lo sợ EU chọn bên
Mong muốn của Trung Quốc là EU không chọn bên trong cạnh tranh Mỹ - Trung, nhưng Trung Quốc đang nhận ra rằng “châu Âu không dễ mua chuộc”, theo ông Pei.
Châu Âu từ lâu đă xích gần với Mỹ về an ninh, kinh tế và ư thức hệ. Khả năng châu Âu chọn phía Mỹ, thay v́ ngồi ngoài không can thiệp, là khá cao, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải trả giá cao để EU không chọn bên.
Các lănh đạo Trung Quốc vẫn sẽ tận dụng lợi ích kinh tế khổng lồ mà EU đang có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phân ly Mỹ - Trung đă cho thấy rằng khi buộc phải chọn, các nền dân chủ phương Tây sẽ chọn an ninh và giá trị căn bản của ḿnh thay v́ lợi nhuận, ông Pei lập luận.
“Thị trường khổng lồ của Trung Quốc là chưa đủ để khiến các nền dân chủ châu Âu không can thiệp”.
“Mối quan hệ thương mại sâu sắc có thể là lợi thế của Trung Quốc, nhưng EU có những lo ngại chính đáng và sâu sắc về chính sách kinh tế của Trung Quốc”, ông viết. “Nếu Bắc Kinh không có những nhượng bộ và cải cách, nền móng thương mại của quan hệ EU - Trung Quốc sẽ tan biến nhanh chóng cũng như giữa Bắc Kinh - Washington”.
Như vậy có nghĩa Bắc Kinh sẽ phải hành động nhanh chóng: hoàn tất hiệp ước đầu tư song phương với EU, mở cửa thêm nhiều ngành cho công ty châu Âu, và dừng trợ cấp các công ty nhà nước.
Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề mà Trung Quốc có thể cần sự nhượng bộ. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, châu Âu đang trở thành tấm gương toàn cầu về giảm phát thải. Trung Quốc có thể cam kết mục tiêu giảm phát thải tham vọng hơn và hợp tác nhiều hơn để đạt được các mục tiêu của hiệp định.
“Thách thức khó nhất mà Trung Quốc phải đối mặt để đổi lấy sự trung lập của EU là nhân quyền”, giáo sư Pei cho biết thêm.
VietBF @ Sưu tầm