Hôm qua, 14/09/2020, bộ Ngoại Giao Indonesia đă gửi công hàm đến Bắc Kinh phản đối hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna. Khi công hàm được gửi đi trong lúc Indonesia triển khai lực lượng tuần duyên đuổi tàu Trung Quốc, th́ chính quyền Indonesia dường như kiên quyết hơn trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển của nước này.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở vùng biển phía bắc Natuna, Indonesia. Ảnh do hải quân Indonesia công bố ngày 15/09/2020. AP
Theo hăng tin Mỹ AP, tàu hải cảnh 5204 của Trung Quốc đă xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, kể từ tối thứ Sáu, 11/09. Cơ quan Cảnh sát Biển Indonesia đưa tàu tuần duyên áp sát tàu Trung Quốc ở cự ly gần 1 km, và liên tục phát đi các tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi. Đáp lại phía Indonesia, tàu hải cảnh Trung Quốc khẳng định tàu hoạt động « trong vùng biển của Trung Quốc, bên trong đường 9 đoạn ». Theo Cảnh sát Biển Indonesia, rút cuộc tàu Trung Quốc đă phải rút khỏi vùng biển bắc Natuna vào lúc 11g20, giờ địa phương.
Theo báo Indonesia Jakarta Post, trong công hàm gứi đến Bắc Kinh để phản đối ngày hôm qua, bộ Ngoại Giao Indonesia cho biết, hôm Chủ Nhật 13/09, đă yêu cầu sứ quán Trung Quốc tại Jakarta giải thích lư do hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia.
Việc tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Indonesia diễn ra chỉ ít ngày sau khi bộ trưởng Quốc Pḥng Trung Quốc Ngụy Phượng Ḥa (Wei Fenghe) công du Indonesia. Tàu hải cảnh 5204 cũng là con tàu thường xuyên đi lại giữa quần đảo Trường Sa và vùng băi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 160 hải lư.
Nhà nghiên cứu Ian Storey, chuyên về quan hệ Đông Nam Á với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Viện Yusof Ishak Institute, khẳng định việc đẩy đuổi tàu hải cảnh Trung Quốc cho thấy Jakarta đang chọn thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh. Lâu nay, Indonesia thường chọn cách giám sát từ xa các hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc. Indonesia thường khẳng định không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục đưa tàu thuyền xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.